Có nên nới tỷ giá để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu?
Sau một thời gian "bập bềnh", tăng kịch trần, rồi lại xuống kịch sàn, mấy ngày gần đây, tỷ giá USD/VND duy trì ổn định. "Cơn sốt" USD không bị rơi vào tình trạng nóng kéo dài, mà đã hạ nhiệt. Tuy nhiên, phía sau chuyện "bập bềnh" này là những vấn đề nhạy cảm khác.
Không quá bất ngờ khi đồng USD đột nhiên "leo thang", song không phải người dân nào cũng bình tĩnh, nhiều người có phản ứng khá tiêu cực là lao ra chợ đen để mua USD tích trữ. Có lẽ, những cơn sốt USD của nhiều năm trước đã khiến nhiều người đứng, ngồi không yên.
Phải thừa nhận, có những thời điểm, đồng USD tăng với tốc độ phi mã khi tất cả những món hàng hóa được niêm yết bằng USD, ngay đến việc sử dụng dịch vụ cũng phải tính bằng USD làm người dân mất lòng tin vào đồng VND. Khi đó, người ta dùng từ "bị USD hóa" để chỉ nền kinh tế. Nhưng khác với nhiều lần trước, sự tăng đột biến của đồng USD vừa qua chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Đỉnh của tỷ giá được ghi nhận là mức kịch trần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép niêm yết: 21.246 VND/USD, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 21.036 VND/USD. Hầu hết ngân hàng đều niêm yết ở mức giá trần. Ngoài thị trường tự do, tỷ giá liên tục leo thang, từ 21.400 VND/ USD, dần lên 21.600 VND/USD, thậm chí có thời điểm giao dịch với giá 21.890 VND/USD.
Tỷ giá bất ngờ tăng mạnh làm không ít người hoài nghi với những cam kết của lãnh đạo NHNN là tỷ giá sẽ chỉ biến động trong khoảng 2-3%/ năm. Lo ngại về một "cơn sốt" nóng của tỷ giá, vì phải còn tới 5 tháng nữa mới kết thúc năm 2013 và đây chưa phải thời điểm DN quá cần USD, nhiều người chen chân đến các đại lý thu đổi ngoại tệ để mua USD.
Người dân thì mua USD theo tâm lý đám đông, còn DN lại mua USD để tích trữ phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Tỷ giá USD ở thị trường tự do biến động đẩy ngân hàng vào cảnh khó giao dịch với khách hàng như giá niêm yết, một số ngân hàng đã phải giao dịch USD hai giá, niêm yết một giá nhưng lại bán USD cho DN với giá khác.
Ngay sau khi xảy ra cơn sốt USD trên thị trường, lãnh đạo NHNN đã khẳng định, diễn biến của tỷ giá chủ yếu là do yếu tố tâm lý, không xuất phát từ mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Thêm vào đó, nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt là đồng VND đang dồi dào, nên một số ngân hàng tăng cường mua vào ngoại tệ. Giá USD tăng đột ngột sau một thời gian dài ổn định cũng có thể do một số kẻ muốn tận dụng cơ hội để đầu cơ, làm giá ngoại tệ.
Nhận định của lãnh đạo NHNN cùng với những con số trên hệ thống ngân hàng, trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm VND tăng, USD giảm đã giúp tâm lý người dân ổn định hơn. Tình trạng đổ xô đi mua ngoại tệ, hay việc cố tình tạo sốt USD trên thị trường không còn hiệu quả. Nhờ đó, giá USD giảm nhiệt ở cả thị trường chính thức cũng như ở thị trường tự do. Ngày 1-8, giá USD được Vietcombank niêm yết là 21.110 VND/USD (mua vào) - 21.170 VND/USD (bán ra). Như vậy, trong mấy ngày gần đây, giá USD liên tục được điều chỉnh giảm, với mức giảm mỗi ngày khoảng 20-30 VND/ USD. Tại một số đại lý thu đổi ngoại tệ ở Hà Nội, giá USD cũng không chênh nhiều so với thị trường chính thức, giao dịch quanh ngưỡng 21.200 VND/USD, giảm khoảng 700 VND/USD so với hơn một tuần trước.
Cũng có đề nghị NHNN nên nới tỷ giá để hỗ trợ cho DN xuất khẩu, với mức nới 4-5%. Tuy nhiên, đại diện NHNN cho rằng, mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, có thể ảnh hưởng không tốt đến cán cân thanh toán tổng thể, gia tăng lạm phát.
Hơn nữa, đứng về phía DN xuất khẩu cũng có nghĩa đi ngược lại với quyền lợi của DN nhập khẩu, dễ dẫn đến tình trạng nhập siêu. Thử làm một phép tính, nếu đồng VND bị mất giá 1% so với USD sẽ làm giảm giá xuất khẩu khoảng 0,21%, nhưng lại gây tăng giá nhập khẩu 0,49%. Do đó, điều chỉnh tỷ giá tăng hay giảm, với tốc độ nhiều hay ít cần dựa trên những tính toán kinh tế vĩ mô để có thể giữ cân bằng cán cân thanh toán tổng thể, hạn chế lạm phát.
Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định, nếu có điều chỉnh cũng chỉ tăng nhẹ, để không gây biến động cho nền kinh tế. Hơn nữa, nguồn dự trữ ngoại tệ vẫn đang dồi dào, không có tình trạng thiếu cung nên không có lý do gì để tăng giá USD quá cao so với VND. Người dân nên bình tĩnh trước những thông tin không chính thức về việc khan hiếm nguồn USD để tránh mua vào, dễ bị thua lỗ.
Phải thừa nhận, có những thời điểm, đồng USD tăng với tốc độ phi mã khi tất cả những món hàng hóa được niêm yết bằng USD, ngay đến việc sử dụng dịch vụ cũng phải tính bằng USD làm người dân mất lòng tin vào đồng VND. Khi đó, người ta dùng từ "bị USD hóa" để chỉ nền kinh tế. Nhưng khác với nhiều lần trước, sự tăng đột biến của đồng USD vừa qua chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn.
Đỉnh của tỷ giá được ghi nhận là mức kịch trần mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép niêm yết: 21.246 VND/USD, trong khi tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 21.036 VND/USD. Hầu hết ngân hàng đều niêm yết ở mức giá trần. Ngoài thị trường tự do, tỷ giá liên tục leo thang, từ 21.400 VND/ USD, dần lên 21.600 VND/USD, thậm chí có thời điểm giao dịch với giá 21.890 VND/USD.
Tỷ giá bất ngờ tăng mạnh làm không ít người hoài nghi với những cam kết của lãnh đạo NHNN là tỷ giá sẽ chỉ biến động trong khoảng 2-3%/ năm. Lo ngại về một "cơn sốt" nóng của tỷ giá, vì phải còn tới 5 tháng nữa mới kết thúc năm 2013 và đây chưa phải thời điểm DN quá cần USD, nhiều người chen chân đến các đại lý thu đổi ngoại tệ để mua USD.
Người dân thì mua USD theo tâm lý đám đông, còn DN lại mua USD để tích trữ phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Tỷ giá USD ở thị trường tự do biến động đẩy ngân hàng vào cảnh khó giao dịch với khách hàng như giá niêm yết, một số ngân hàng đã phải giao dịch USD hai giá, niêm yết một giá nhưng lại bán USD cho DN với giá khác.
Ngay sau khi xảy ra cơn sốt USD trên thị trường, lãnh đạo NHNN đã khẳng định, diễn biến của tỷ giá chủ yếu là do yếu tố tâm lý, không xuất phát từ mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Thêm vào đó, nguồn vốn của ngân hàng, đặc biệt là đồng VND đang dồi dào, nên một số ngân hàng tăng cường mua vào ngoại tệ. Giá USD tăng đột ngột sau một thời gian dài ổn định cũng có thể do một số kẻ muốn tận dụng cơ hội để đầu cơ, làm giá ngoại tệ.
Nhận định của lãnh đạo NHNN cùng với những con số trên hệ thống ngân hàng, trong đó, nguồn tiền gửi tiết kiệm VND tăng, USD giảm đã giúp tâm lý người dân ổn định hơn. Tình trạng đổ xô đi mua ngoại tệ, hay việc cố tình tạo sốt USD trên thị trường không còn hiệu quả. Nhờ đó, giá USD giảm nhiệt ở cả thị trường chính thức cũng như ở thị trường tự do. Ngày 1-8, giá USD được Vietcombank niêm yết là 21.110 VND/USD (mua vào) - 21.170 VND/USD (bán ra). Như vậy, trong mấy ngày gần đây, giá USD liên tục được điều chỉnh giảm, với mức giảm mỗi ngày khoảng 20-30 VND/ USD. Tại một số đại lý thu đổi ngoại tệ ở Hà Nội, giá USD cũng không chênh nhiều so với thị trường chính thức, giao dịch quanh ngưỡng 21.200 VND/USD, giảm khoảng 700 VND/USD so với hơn một tuần trước.
Cũng có đề nghị NHNN nên nới tỷ giá để hỗ trợ cho DN xuất khẩu, với mức nới 4-5%. Tuy nhiên, đại diện NHNN cho rằng, mức điều chỉnh như vậy là quá lớn, có thể ảnh hưởng không tốt đến cán cân thanh toán tổng thể, gia tăng lạm phát.
Hơn nữa, đứng về phía DN xuất khẩu cũng có nghĩa đi ngược lại với quyền lợi của DN nhập khẩu, dễ dẫn đến tình trạng nhập siêu. Thử làm một phép tính, nếu đồng VND bị mất giá 1% so với USD sẽ làm giảm giá xuất khẩu khoảng 0,21%, nhưng lại gây tăng giá nhập khẩu 0,49%. Do đó, điều chỉnh tỷ giá tăng hay giảm, với tốc độ nhiều hay ít cần dựa trên những tính toán kinh tế vĩ mô để có thể giữ cân bằng cán cân thanh toán tổng thể, hạn chế lạm phát.
Từ nay đến cuối năm, NHNN sẽ tiếp tục duy trì tỷ giá ổn định, nếu có điều chỉnh cũng chỉ tăng nhẹ, để không gây biến động cho nền kinh tế. Hơn nữa, nguồn dự trữ ngoại tệ vẫn đang dồi dào, không có tình trạng thiếu cung nên không có lý do gì để tăng giá USD quá cao so với VND. Người dân nên bình tĩnh trước những thông tin không chính thức về việc khan hiếm nguồn USD để tránh mua vào, dễ bị thua lỗ.