Mỹ và các đồng minh phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp cấm vận lên Nga từ năm 2014 khi Moskva tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea và bị cáo buộc là tiếp tay cho lực lượng ly khai miền Đông Ukraine.Tuy nhiên khó khăn thực sự đối với ngành công nghiệp quốc phòng Nga chỉ bắt đầu khi Mỹ áp dụng Đạo luật CAATSA, cho phép trừng phạt cả khách hàng mua vũ khí do Nga sản xuất.Mặc dù vậy vào hôm 2/4, tờ Kommersant cho rằng bất chấp các biện pháp cấm vận của Mỹ, trong năm 2018 Nga đã bàn giao khối lượng vũ khí trị giá 15 tỷ USD cho nước ngoài và ký mới các hợp đồng giá trị lên tới 20 tỷ USD.Nguồn tin của Kommersant chỉ ra rằng trong suốt những năm qua, các nỗ lực nhằm "gây áp lực" cho khách hàng mua vũ khí của Nga phát huy rất ít tác dụng.  Tuy nhiên điều này lại bị một tờ báo khác của Nga chỉ ra rằng thực tế ngược lại hoàn toàn.Các hợp đồng vũ khí mà Nga đã bàn giao cho nước ngoài trong năm 2018 chủ yếu là được ký kết từ nhiều năm trước và đến nay mới hoàn thành, chúng được "tính gộp" chứ không phải là mới phát sinh.Bên cạnh đó các hợp đồng mới cũng có thời hạn thực hiện rất dài, tức là phân bổ cho từng năm chỉ là một con số khá thấp, chưa kể vấn đề thanh toán trả chậm bằng hàng hóa tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.Theo thống kê của Rosstat thì ngành sản xuất hàng không vũ trụ của nước này hứng chịu hậu quả nặng nề nhất khi sụt giảm tới 13,5% so với mốc 2017 sau vài năm tăng trưởng liên tiếp.Số liệu thống kê bao gồm sản lượng máy bay dân sự và quân sự, trang bị hàng không, vệ tinh, tàu vũ trụ, phương tiện phóng vệ tinh, tên lửa đạn đạo liên lục địa.Các mặt hàng này sụt giảm mạnh từ tháng 6/2018 và vẫn tiếp tục tới đầu năm nay, giá trị máy bay sản xuất ra 2 tháng đầu năm 2019 giảm 48% so với cùng kỳ năm ngoái.Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên chính là việc Mỹ cấm bán thiết bị điện tử, động cơ, gây khó khăn cho khách hàng muốn mua vũ khí Nga.Ví dụ tiêu biểu là tiêm kích Su-35S cần gấp rút tìm kiếm khách hàng nước ngoài, do đơn hàng của bộ quốc phòng Nga không đủ sức nuôi nhà máy sản xuất.Ngoài ngành chế tạo hàng không, các ngành công nghiệp quốc phòng (và công nghiệp dân sự) khác của Nga như đóng tàu quân sự hay vũ khí bộ binh cũng bị ảnh hưởng nặng nề.Trong đó nghiêm trọng nhất chính là Hải quân Nga, họ đã phải bán thanh lý 3 chiến hạm cỡ lớn thuộc Dự án 11356M cho Ấn Độ vì không thể nào hoàn thiện nổi.Bên cạnh đó là các tàu hộ vệ Dự án 20385 chẳng thể hoàn thành vì Đức ngừng xuất khẩu động cơ diesel MTU, buộc Nga phải quay lại đống Dự án 20381.Những khó khăn của ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong thời gian tới dự báo sẽ chưa thể được cải thiện, thậm chí còn khó khăn hơn khi căng thẳng giữa Moskva và Washington vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Công nghiệp quốc phòng Nga điêu đứng vì các lệnh trừng phạt của Mỹ

Theo Việt Dũng/anninthudo.vn

Các biện pháp cấm vận khốc liệt mà Mỹ và phương Tây áp đặt lên Nga gây cho họ nhiều rắc rối hơn so với những gì mà giới chính trị tại Moskva vẫn cứng rắn tuyên bố.

Video nổi bật