Cuộc chiến trừng phạt Nga-phương Tây: "Gặp nhau tại tòa nhé!"
(Tài chính) Sau khi ngấm đòn trừng phạt, một loạt các"đại gia" của Nga quyết định kiện phương Tây ra tòa với hy vọng lịch sử sẽ lặp lại bởi tòa án châu Âu đã từng bác bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều tổ chức và cá nhân của Iran.
Tất cả đang tìm cách lật ngược lại thế cờ vì những đòn trừng phạt của EU. Hơn nữa, các "đại gia" này có lí do để hy vọng bởi trước đây, tòa án châu Âu đã từng bác bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào nhiều tổ chức và cá nhân của Iran. Trong những trường hợp đó, tòa phán quyết các quan chức châu Âu không cung cấp được đầy đủ bằng chứng chứng minh các đơn vị của Iran bị trừng phạt có liên hệ tới chương trình hạt nhận Tehran. Ngoài ra, tòa cho rằng phương Tây không cung cấp đủ thời gian và cơ hội để phía Iran phản hồi trước khi đóng băng tài sản và áp đặt trừng phạt.
Sarosh Zaiwalla, một luật sư từng giúp đỡ ngân hàng của Iran thắng kiện cho biết hiện ông đang đại diện cho một số đơn vị của Nga trong vụ kiện này. Tuy nhiên, ông này đaz từ chối nêu tên cụ thể.
Ngoài Rosneft, còn nhiều chi nhánh công ty sản xuất dầu mỏ khác của tập đoàn dầu khí nhà nước Gazprom cũng đâm đơn khiếu nại, bên cạnh 4 ngân hàng quốc doanh là Sberbank, VTB Bank - hai ngân hàng lớn nhất Nga, Vnesheconombank và Prominvestbank.
Tất cả các công ty này đều gặp rào cản trong việc huy động vốn dài hạn trên thị trường vốn châu Âu. Các công ty năng lượng cũng đối mặt với các lệnh hạn chế nhập khẩu công nghệ. Cá biệt, ông Rotenberg - tỷ phú bị châu Âu đóng băng tài sản - đã đệ hai đơn khiếu nại riêng lẻ lên tòa án ở Luxembourg.
Các tranh tụng liên quan tới trừng phạt thường được đệ trình lên tòa án tại châu Âu hơn so với Mỹ. Bởi lẽ tòa án châu Âu hiếm khi cho phép các chính phủ đệ trình bằng chứng không công khai. Những loại bằng chứng bị niêm phong như vậy thường khiến việc giải thích lí do trừng phạt trở nên khó khăn hơn.
Mark Dubowitz, một luật sư khác từng tham gia bào chữa cho Iran, tiết lộ ông chưa từng thấy tòa án Mỹ xử thắng cho phe Iran trong bất cứ khiếu nại nào liên quan tới trừng phạt. Ngược lại, tòa án châu Âu đã bác bỏ án phạt cho Iran trong 9 vụ việc tính tới thời điểm này.
Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, châu Âu cho biết sẽ lên kế hoạch tái áp đặt các lệnh trừng phạt, được hỗ trợ bởi một hệ thống các bằng chứng chặt chẽ hơn.