Dân công sở kiếm tiền như thế nào?
(Tài chính) Thời khủng hoảng kinh tế , làm 8 tiếng ở cơ quan vẫn không đủ sống, nhiều người phải xoay vần làm thêm để kiếm tiền bằng đủ mọi cách để trang trải chi phí sinh hoạt ngày càng leo thang. Những người làm công sở nếu trông chờ vào đồng lương thì không thể sống dư dả, thế là họ bắt đầu "xoay".
Một năm trước, chị Hòa - cán bộ thuộc ngành công nghệ thông tin vẫn có thói quen viết lách, cộng tác với cơ quan báo chí. Do là dân trong ngành, các bài viết của chị khá sâu, được đánh giá cao nên nhuận bút mà chị được trả thường ở mức trên dưới 1 triệu đồng. Khoản thu nhập vãng lai kiểu vài tuần mới có một sản phẩm này của chị cũng nằm trong diện phải đóng thuế thu nhập cá nhân với mức khấu trừ 20% do chị chưa có mã số thuế.
Thấy công việc viết lách khá vất vả đối với dân ngoại đạo, thu nhập thêm được ba cọc ba đồng lại phải đóng thuế, gần đây chị không còn hứng thú nữa. Thay vào đó, chị mở quán trà chanh vỉa hè để phục vụ giới học sinh sinh viên.
"Mỗi tối kiếm đều đều vài trăm nghìn đồng bỏ túi chẳng phải lo khấu trừ thuế hay làm thủ tục loằng ngoằng quyết toán thuế...", chị Hòa nói.
Chi phí đầu tư cho quán trà vỉa hè này không nhiều, chỉ vài bộ bàn ghế, ba phích nước sôi, một bình đựng đá, dăm cái quạt nan, vài chục chiếc cốc nhựa. Ngoài trà chanh, trà đá, sấu dầm, chị bán thêm ít kẹo lạc, kẹo cao su và ngô cay để phục vụ giới sinh viên.
Nhà chị Vinh - nhân viên công ty xây dựng ở Xuân Đỉnh, Hà Nội nằm gần một xưởng in sách báo. Mỗi tối, chị cũng tranh thủ nhận một lượng sách khá lớn từ nhà xuất bản này về để đóng thành từng quyển. Với mỗi cuốn sách đóng hoàn chỉnh, chị được trả công độ chục nghìn nhưng hằng tháng giúp gia đình chị tăng thêm thu nhập cỡ 2 triệu đồng.
Chị cho biết, ngoài khâu sách, hai vợ chồng chị còn kiêm luôn việc thu tiền điện, nước và cước viễn thông cho cả khu xóm. "Xóm tôi ở chỉ có khoảng 20 hộ gia đình và toàn người quen biết nên cứ đến ngày, gọi điện thông báo là họ mang tiền ra thanh toán, không phải đi lại nhiều", chị nói.
Theo chị, bình thường nếu làm ngoài giờ ở cơ quan như tham gia đề tài khoa học, khoản thu nhập thêm kể trên bị coi là thu nhập vãng lai và bị đóng thuế. Còn khi làm tự do, được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, chẳng phải lo thuế má, cũng như quyết toán sổ sách loằng ngoằng. "Vẫn biết đóng thuế là nghĩa vụ công dân, nhưng giá cả tăng cao, các khoản chi tiêu đổ vào đầu chẳng ai thấu, nên được đồng nào no cơm ấm cật chừng ấy", chị Vinh nói.
Cũng lựa chọn giải pháp như vậy, chị Hồng nhân viên bán hàng của một siêu thị Hà Nội cũng tranh thủ kiếm thêm từ hũ dưa cà muối bán ngay tại nhà. Dưa, cà muối chủ yếu phục vụ cho bà con trong ngõ cũng cho gia đình chị thu nhập được dăm ba chục nghìn mỗi ngày. "Tôi chỉ việc mua nguyên liệu về muối rồi giao cho mẹ tôi vừa trông cháu vừa bán hàng. Mình không có điều kiện làm ăn lớn thì đầu tư cò con, ăn ít. Nói chung được đồng nào hay đồng ấy", chi Hồng nói.
Cách đây 2 tháng, chị Hồng còn bán thêm cà chua, trứng, các loại hành khô, tỏi, ớt, bột canh và những mặt hàng phục vụ sinh hoạt. "Quầy hàng nhà tôi không bị xếp vào hộ kinh doanh cá thể nên chẳng phải đánh thuế. Với cả, khi có cán bộ quản lý đến kiểm tra, chúng tôi lại dọn hàng cất đi", chị Hồng tiết lộ.
Trong thời khủng hoảng kinh tế kiếm được việc làm thêm ở nhà còn là may mắn, chị Hồng Anh Thành (Lê Thanh Nghị, Hà Nội), một kỹ sư hóa thực phẩm, còn phải tối tối chạy xe ôm tại cổng bệnh viện Bạch Mai từ nửa năm nay.
Hơn một năm nay, chị Hằng ở phố Trần Hữu Tước, Hà Nội trở thành đầu mối cung cấp gạo, rau và một số mặt hàng thực phẩm cho một số điểm bán hàng tại chợ. Quê chị Hằng ở vựa lúa Hải Hậu, Nam Định. Anh em lại làm nghề nông nên gạo ở quê sẵn có. Vì vậy, chị chỉ cần tìm đầu mối tiêu thụ cứ thế, căn cứ vào đơn đặt hàng, người nhà chị lại đóng gói, chuyển hàng qua xe khách.
Vào mùa cà chua, cải bắp hay su hào đầy vườn, giá mỗi kg rau củ quả ở quê có bận giảm xuống thê thảm, tới 1.000 đồng một cân cà chua, 500 đồng một củ su hào, chị lại đóng cả thùng đổ cho các đầu mối ở chợ bán. Công việc này giúp gia đình trị tăng một nguồn thu đáng kể.
Chị tâm sự, thời gian trước, chị cũng ở lại công ty sau giờ hành chính để dịch văn bản, công văn. Nhưng từ khi Nhà nước trả lương qua thẻ thì toàn bộ số tiền làm thêm cũng được chuyển vào đó. Khoản thù lao ngoài giờ của chị cũng vì vậy mà bị áp dụng theo thuế thu nhập cá nhân.
Là kế toán trưởng tại một công ty xây dựng khá lớn, chị Thương (Thái Hà- Hà Nội) vẫn không đủ tiêu với mức lương chưa đến 11 triệu đồng. "Lương tháng nào hết tháng đó, có lúc còn âm, phải rút sổ tiết kiệm ra dùng dần. Gần đây khủng hoảng kinh tế, xăng tăng giá, mọi thứ khác cũng đắt lên nên cuộc sống gia đình ngày càng chật vật", chị cho biết.
Tuy có hai con nhỏ luôn cần mẹ dành thời gian chăm sóc, chị quyết định vẫn phải tìm cách kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nghĩ là làm, mới đây chị bắt đầu nhận làm sổ sách kế toán, kê khai thuế hàng tháng cho hai công ty quen. "Các công ty nhỏ mới thành lập thường chọn cách thuê kế toán ngoài để tiết kiệm chi phí vì công việc cũng không có gì nhiều. Còn mình cũng có lợi vì một lúc có thể làm cho nhiều nơi, mỗi tháng có thêm ít nhất 2 triệu đồng, đủ tiền sữa bỉm cho các con", chị Thương phấn khởi nói.
Mặc dù vậy, chị thừa nhận cũng đã phải đánh đổi nhiều khi nhận việc làm thêm: "Sau khi đi làm cả ngày, ai cũng chỉ mong buổi tối về để chơi với các con, dạy con học bài. Nhưng bây giờ ở nhà tối, cứ tối đến là mẹ cặm cụi trong phòng làm việc, các con phải giao cho bố hoặc tự quản nhau, có lúc con đi ngủ rồi mà mẹ vẫn chưa làm xong".
Trong khi chị Thương có chuyên môn về kế toán, Thanh Huyền, một giảng viên tại trường Đại học Quốc gia lại dùng vốn ngoại ngữ để kiếm thêm.
Là giảng viên, mỗi tuần chị lên lớp chục giờ đồng hồ. Thời gian còn lại, chị dành phần lớn cho việc dịch tài liệu. "Ban đầu khi mới làm, tôi chỉ nhận vài tài liệu mỗi tuần, sau khách hàng giới thiệu cho nhau nhiều nên khối lượng công việc ngày càng lớn, thu nhập cũng tăng dần", chị Huyền nói. Hiện nay, thù lao của chị là 25.000 đến 60.000 đồng mỗi trang dịch, tùy thuộc độ khó của tài liệu.
Những lúc công việc nhiều không xuể, chị lại "chia" cho các sinh viên dịch giúp rồi trả công tương xứng.
Ngoài ra, thỉnh thoảng chị lại đi phiên dịch cho các dự án nước ngoài, với thù lao cao hơn nhiều nhưng không thường xuyên. Thu nhập từ làm ngoài của chị bây giờ cao gấp 3, gấp 4 lần đồng lương đứng lớp. Nhưng đổi lại, chị Huyền cho biết do làm lụng nhiều quá nên không có thời gian kiếm chồng.
Thời khủng hoảng kinh tế, người có chuyên môn làm thêm đã khó, những người không có chuyên môn gì càng khó hơn. Như Thu Thủy, nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nước đã chọn "nghề" nhập liệu online. Tuy là công việc đơn giản, không cần phải suy nghĩ gì nhưng nghề này lại rất vất vả. Cứ 10 người làm thì phải đến 9 bỏ cuộc. Khi nhập liệu, người làm phải căng mắt, nhanh tay gõ những ký tự xuất hiện liên tục trên màn hình. Kể cả khi thành thạo, mỗi tiếng đồng hồ làm việc cũng chỉ đem lại 15.000 đến 17.000 đồng.
Hiện nay, cứ sau mỗi ngày đi làm về, Thủy phải dành hết thời gian buổi tối "thiền" trước màn hình vi tính để làm việc. Nhiều khi cô lén lút "tham nhũng" cả giờ hành chính ban ngày để làm thêm cho đủ số lượng. Những tháng nào làm đều đặn và chăm chỉ, cô có thể kiếm được hơn 2 triệu đồng.
"Muốn đi buôn thì phải có vốn, còn muốn làm thêm nghề khác thì phải có chuyên môn. Mình không có chuyên môn gì nhưng với cái cảnh bão giá từng ngày thế này, thì 'đầu gối cũng phải bò thôi'", Thủy thở than.
Ngoài ra, việc mở shop online bán một số mặt hàng “cây nhà lá vườn, của nhà trồng được” đang là lựa chọn của nhiều chị em trên các mạng xã hội, diễn đàn lớn như facebook… Tuy nhiên nhiều chị em thường xuyên bị cuốn vào các công việc làm thêm mà nhiều khi phải lén lút cắt xén thời gian làm việc tại công sở dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười.
Thấy công việc viết lách khá vất vả đối với dân ngoại đạo, thu nhập thêm được ba cọc ba đồng lại phải đóng thuế, gần đây chị không còn hứng thú nữa. Thay vào đó, chị mở quán trà chanh vỉa hè để phục vụ giới học sinh sinh viên.
"Mỗi tối kiếm đều đều vài trăm nghìn đồng bỏ túi chẳng phải lo khấu trừ thuế hay làm thủ tục loằng ngoằng quyết toán thuế...", chị Hòa nói.
Chi phí đầu tư cho quán trà vỉa hè này không nhiều, chỉ vài bộ bàn ghế, ba phích nước sôi, một bình đựng đá, dăm cái quạt nan, vài chục chiếc cốc nhựa. Ngoài trà chanh, trà đá, sấu dầm, chị bán thêm ít kẹo lạc, kẹo cao su và ngô cay để phục vụ giới sinh viên.
Nhà chị Vinh - nhân viên công ty xây dựng ở Xuân Đỉnh, Hà Nội nằm gần một xưởng in sách báo. Mỗi tối, chị cũng tranh thủ nhận một lượng sách khá lớn từ nhà xuất bản này về để đóng thành từng quyển. Với mỗi cuốn sách đóng hoàn chỉnh, chị được trả công độ chục nghìn nhưng hằng tháng giúp gia đình chị tăng thêm thu nhập cỡ 2 triệu đồng.
Chị cho biết, ngoài khâu sách, hai vợ chồng chị còn kiêm luôn việc thu tiền điện, nước và cước viễn thông cho cả khu xóm. "Xóm tôi ở chỉ có khoảng 20 hộ gia đình và toàn người quen biết nên cứ đến ngày, gọi điện thông báo là họ mang tiền ra thanh toán, không phải đi lại nhiều", chị nói.
Theo chị, bình thường nếu làm ngoài giờ ở cơ quan như tham gia đề tài khoa học, khoản thu nhập thêm kể trên bị coi là thu nhập vãng lai và bị đóng thuế. Còn khi làm tự do, được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, chẳng phải lo thuế má, cũng như quyết toán sổ sách loằng ngoằng. "Vẫn biết đóng thuế là nghĩa vụ công dân, nhưng giá cả tăng cao, các khoản chi tiêu đổ vào đầu chẳng ai thấu, nên được đồng nào no cơm ấm cật chừng ấy", chị Vinh nói.
Cũng lựa chọn giải pháp như vậy, chị Hồng nhân viên bán hàng của một siêu thị Hà Nội cũng tranh thủ kiếm thêm từ hũ dưa cà muối bán ngay tại nhà. Dưa, cà muối chủ yếu phục vụ cho bà con trong ngõ cũng cho gia đình chị thu nhập được dăm ba chục nghìn mỗi ngày. "Tôi chỉ việc mua nguyên liệu về muối rồi giao cho mẹ tôi vừa trông cháu vừa bán hàng. Mình không có điều kiện làm ăn lớn thì đầu tư cò con, ăn ít. Nói chung được đồng nào hay đồng ấy", chi Hồng nói.
Cách đây 2 tháng, chị Hồng còn bán thêm cà chua, trứng, các loại hành khô, tỏi, ớt, bột canh và những mặt hàng phục vụ sinh hoạt. "Quầy hàng nhà tôi không bị xếp vào hộ kinh doanh cá thể nên chẳng phải đánh thuế. Với cả, khi có cán bộ quản lý đến kiểm tra, chúng tôi lại dọn hàng cất đi", chị Hồng tiết lộ.
Trong thời khủng hoảng kinh tế kiếm được việc làm thêm ở nhà còn là may mắn, chị Hồng Anh Thành (Lê Thanh Nghị, Hà Nội), một kỹ sư hóa thực phẩm, còn phải tối tối chạy xe ôm tại cổng bệnh viện Bạch Mai từ nửa năm nay.
Hơn một năm nay, chị Hằng ở phố Trần Hữu Tước, Hà Nội trở thành đầu mối cung cấp gạo, rau và một số mặt hàng thực phẩm cho một số điểm bán hàng tại chợ. Quê chị Hằng ở vựa lúa Hải Hậu, Nam Định. Anh em lại làm nghề nông nên gạo ở quê sẵn có. Vì vậy, chị chỉ cần tìm đầu mối tiêu thụ cứ thế, căn cứ vào đơn đặt hàng, người nhà chị lại đóng gói, chuyển hàng qua xe khách.
Vào mùa cà chua, cải bắp hay su hào đầy vườn, giá mỗi kg rau củ quả ở quê có bận giảm xuống thê thảm, tới 1.000 đồng một cân cà chua, 500 đồng một củ su hào, chị lại đóng cả thùng đổ cho các đầu mối ở chợ bán. Công việc này giúp gia đình trị tăng một nguồn thu đáng kể.
Chị tâm sự, thời gian trước, chị cũng ở lại công ty sau giờ hành chính để dịch văn bản, công văn. Nhưng từ khi Nhà nước trả lương qua thẻ thì toàn bộ số tiền làm thêm cũng được chuyển vào đó. Khoản thù lao ngoài giờ của chị cũng vì vậy mà bị áp dụng theo thuế thu nhập cá nhân.
Là kế toán trưởng tại một công ty xây dựng khá lớn, chị Thương (Thái Hà- Hà Nội) vẫn không đủ tiêu với mức lương chưa đến 11 triệu đồng. "Lương tháng nào hết tháng đó, có lúc còn âm, phải rút sổ tiết kiệm ra dùng dần. Gần đây khủng hoảng kinh tế, xăng tăng giá, mọi thứ khác cũng đắt lên nên cuộc sống gia đình ngày càng chật vật", chị cho biết.
Tuy có hai con nhỏ luôn cần mẹ dành thời gian chăm sóc, chị quyết định vẫn phải tìm cách kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nghĩ là làm, mới đây chị bắt đầu nhận làm sổ sách kế toán, kê khai thuế hàng tháng cho hai công ty quen. "Các công ty nhỏ mới thành lập thường chọn cách thuê kế toán ngoài để tiết kiệm chi phí vì công việc cũng không có gì nhiều. Còn mình cũng có lợi vì một lúc có thể làm cho nhiều nơi, mỗi tháng có thêm ít nhất 2 triệu đồng, đủ tiền sữa bỉm cho các con", chị Thương phấn khởi nói.
Mặc dù vậy, chị thừa nhận cũng đã phải đánh đổi nhiều khi nhận việc làm thêm: "Sau khi đi làm cả ngày, ai cũng chỉ mong buổi tối về để chơi với các con, dạy con học bài. Nhưng bây giờ ở nhà tối, cứ tối đến là mẹ cặm cụi trong phòng làm việc, các con phải giao cho bố hoặc tự quản nhau, có lúc con đi ngủ rồi mà mẹ vẫn chưa làm xong".
Trong khi chị Thương có chuyên môn về kế toán, Thanh Huyền, một giảng viên tại trường Đại học Quốc gia lại dùng vốn ngoại ngữ để kiếm thêm.
Là giảng viên, mỗi tuần chị lên lớp chục giờ đồng hồ. Thời gian còn lại, chị dành phần lớn cho việc dịch tài liệu. "Ban đầu khi mới làm, tôi chỉ nhận vài tài liệu mỗi tuần, sau khách hàng giới thiệu cho nhau nhiều nên khối lượng công việc ngày càng lớn, thu nhập cũng tăng dần", chị Huyền nói. Hiện nay, thù lao của chị là 25.000 đến 60.000 đồng mỗi trang dịch, tùy thuộc độ khó của tài liệu.
Những lúc công việc nhiều không xuể, chị lại "chia" cho các sinh viên dịch giúp rồi trả công tương xứng.
Ngoài ra, thỉnh thoảng chị lại đi phiên dịch cho các dự án nước ngoài, với thù lao cao hơn nhiều nhưng không thường xuyên. Thu nhập từ làm ngoài của chị bây giờ cao gấp 3, gấp 4 lần đồng lương đứng lớp. Nhưng đổi lại, chị Huyền cho biết do làm lụng nhiều quá nên không có thời gian kiếm chồng.
Thời khủng hoảng kinh tế, người có chuyên môn làm thêm đã khó, những người không có chuyên môn gì càng khó hơn. Như Thu Thủy, nhân viên hành chính của một cơ quan nhà nước đã chọn "nghề" nhập liệu online. Tuy là công việc đơn giản, không cần phải suy nghĩ gì nhưng nghề này lại rất vất vả. Cứ 10 người làm thì phải đến 9 bỏ cuộc. Khi nhập liệu, người làm phải căng mắt, nhanh tay gõ những ký tự xuất hiện liên tục trên màn hình. Kể cả khi thành thạo, mỗi tiếng đồng hồ làm việc cũng chỉ đem lại 15.000 đến 17.000 đồng.
Hiện nay, cứ sau mỗi ngày đi làm về, Thủy phải dành hết thời gian buổi tối "thiền" trước màn hình vi tính để làm việc. Nhiều khi cô lén lút "tham nhũng" cả giờ hành chính ban ngày để làm thêm cho đủ số lượng. Những tháng nào làm đều đặn và chăm chỉ, cô có thể kiếm được hơn 2 triệu đồng.
"Muốn đi buôn thì phải có vốn, còn muốn làm thêm nghề khác thì phải có chuyên môn. Mình không có chuyên môn gì nhưng với cái cảnh bão giá từng ngày thế này, thì 'đầu gối cũng phải bò thôi'", Thủy thở than.
Ngoài ra, việc mở shop online bán một số mặt hàng “cây nhà lá vườn, của nhà trồng được” đang là lựa chọn của nhiều chị em trên các mạng xã hội, diễn đàn lớn như facebook… Tuy nhiên nhiều chị em thường xuyên bị cuốn vào các công việc làm thêm mà nhiều khi phải lén lút cắt xén thời gian làm việc tại công sở dẫn đến nhiều tình huống dở khóc dở cười.