Đạo luật cải cách tài chính Mỹ ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng lớn

Theo Stox.vn

Dự thảo tài chính vừa được thông qua được miêu tả như “một cú sốc mạnh mẽ” với ngành tài chính ngân hàng của Mỹ, buộc các tổ chức tài chính lớn phải thay đổi cách thức và địa điểm hoạt động kinh doanh nhằm duy trì lợi nhuận.

 Sau 20 giờ làm việc căng thẳng, Dự thảo cuối cùng của Đạo luật cải cách các quy định tài chính đã được thông qua trước các thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội và các quan chức Nhà trắng. Đạo luật mới đưa ra những thay đổi quan trọng nhất và mang tính bước ngoặt về quy định trong ngành tài chính – ngân hàng kể từ khi Đạo luật Glass-Steagall ra đời từ cuộc Đại suy thoái năm 1929.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, Đạo luật mới được Quốc hội Mỹ đưa ra sẽ tạo ra ảnh hưởng rõ rệt hơn Glass-Steagall đến nền tài chính của Mỹ, trong đó tác động mạnh mẽ nhất phải kể đến những quy định về cải cách hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh, hạn chế trong hoạt động kinh doanh vốn chủ sở hữu và việc hình thành một cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng cá nhân.

 

Tuy còn phải trải qua một vòng bỏ phiếu cuối cùng của Quốc hội, Đạo luật mới dự kiến sẽ được Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức ký thông qua và đưa vào thực thi muộn nhất là vào ngày 4/7.

 

Vậy cụ thể Đạo luật mới này có ảnh hưởng như thế nào đến nền tài chính của Mỹ? 

 

Trong bài viết gửi tới các nhà đầu tư, ông Todd Hagerman, nhà phân tích hoạt động ngân hàng của Collins Stewart, cho biết: “Phạm vi và mức độ ảnh hưởng của Đạo luật nói trên sẽ còn mang tính bất lợi hơn những gì chúng ta đã dự kiến từ Dự thảo của Thượng viện” bởi sẽ gây nên hoài nghi về triển vọng tăng trưởng và khả năng phục hồi lợi nhuận trên mức thông thường của ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ.

 

Cũng theo ông Hagerman và các nhà phân tích khác, Đạo luật mới có thể sẽ không buộc các ngân hàng phải tăng lượng vốn mới, tuy nhiên có khả năng thắt chặt lượng tiền tiết kiệm vốn được các nhà đầu tư mong đợi sẽ sử dụng để mua lại cổ phần hoặc làm cổ tức. Bên cạnh đó, những hạn chế mới trong kinh doanh các sản phẩm phái sinh của các ngân hàng lớn có thể giúp thu vào lượng vốn cao nhất.

 

Nói đến mặt tích cực của Đạo luật này, một nhà phân tích hoạt động ngân hàng khác tại CLSA Asia-Pacific Markets, ông Chris Spahr, cho biết: “Nếu xét đến góc độ rất nhiều ngân hàng hiện đang dư thừa vốn khi nhìn nhận mức độ tiêu chuẩn thông thường của nợ và tài sản, Đạo luật này có thể sẽ giúp giảm bớt lượng vốn nhàn rỗi dư thừa dành cho các hoạt động mua lại và trả cổ tức, thay vì cần tăng quay vòng vốn.”

 

Chuyển trọng tâm kinh doanh ra khỏi nước Mỹ

 

Được mô tả như “một cú xóc mạnh mẽ đối với mô hình lợi nhuận của các tổ chức tài chính”, Đạo luật mới có thể sẽ tác động khiến những ngân hàng và tổ chức tài chính lớn chuyển trọng tâm hoạt động ra khỏi nước Mỹ nhằm tìm kiếm tăng trưởng.

 

Đầu tuần qua, J.P.Morgan đã bổ nhiệm bà Heidi Miller vào cương vị mới được thiết lập là Chủ tịch quốc tế cua Tập đoàn, chuyên trách việc tạo dựng hoạt động kinh doanh của Tập đoàn này trên toàn cầu và tìm kiếm những cơ hội kinh doanh tại các thị trường mới nổi.

 

Theo công ty nghiên cứu độc lập CreditSights, những động thái kiểu này cho thấy Đạo luật nói trên có thể khiến hoạt động ngân hàng cá nhân tại thị trường Mỹ trở nên kém hấp dẫn hơn do mức lợi nhuận của các ngân hàng sẽ không đủ cao để bù đắp chi phí cho lượng vốn đòi hỏi thêm để thực hiện hoạt động bên ngoài nước Mỹ.  

 

Công ty này cũng dự đoán rằng những mạng lưới chi nhánh ngân hàng lớn có thể sẽ phải thu hẹp quy mô và bán một phần tài sản. Đây là một thay đổi lớn với nền tài chính của Mỹ vốn tập trung vào việc mở rộng mạng lưới chi nhánh trong suốt 2 thập kỷ qua.

 

Nguy cơ từ cơ quan quản lý đối với các ngân hàng

 

Cơ quan mới được thành lập bởi Chính phủ Mỹ, chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích tài chính của người tiêu dùng (CFPA) sẽ giám sát những sản phẩm tài chính – ngân hàng như hoạt động cho vay thế chấp, thẻ tín dụng. CFPA sẽ trực thuộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), vốn được coi là nơi ban hành quy định cho hoạt động của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động CFPA hoàn toàn phụ thuộc vào người đứng đầu cơ quan này. Nhiều ý kiến lo ngại rằng bà Elizabeth Warren, người đứng đầu Ủy ban Giám sát của Quốc hội Mỹ, vốn nổi tiếng là thẳng thắn, sẽ được bổ nhiệm vào vị trí phụ trách CFPA. Theo ông Joseph Mason từ Đại học Louisiana State, nếu nắm giữ chức vụ này, bà Warren có thể sẽ tác động để đưa ra thêm những tiêu chuẩn cho những sản phẩm tài chính cá nhân và hạn chế khả năng sinh lời của các ngân hàng.

 

Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng chịu tác động tiêu cực trong bối cảnh mới này. Theo

CreditSights, Citigroup có thể sẽ giành được lợi thế. Dù một phần đáng kể trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn này gắn với thẻ tín dụng tuy nhiên Citi có ít chi nhánh ngân hàng tại Mỹ hơn so với các đối thủ. Vì vậy, Tập đoàn này có lợi thế là quen thuộc với khách hàng tại các quốc gia khác cũng như với hoạt động tín dụng thương mại và giao dịch.

 

Một ngân hàng khác nằm trong 4 ngân hàng Big Four tại Mỹ cùng với Citigroup là Wells Fargo cũng sẽ hưởng lợi từ những Đạo luật mới này. Theo CreditSights, ngân hàng có trụ sở tại San Francisco nói trên hiện đang dẫn đầu về cho vay trên thị trường trung bình và được coi là chuyên gia trong lĩnh vực bán sản phẩm phụ tại thị trường này, sẽ có cơ hội biến những điểm yếu trước kia của mình thành điểm mạnh khi Đạo luật mới được thực thi.

 

Công ty nghiên cứu này cũng cho biết nguyên nhân là do “Việc không tham gia vào danh mục đầu tư hàng đầu là thẻ tín dụng, hoạt động thương mại linh hoạt và thị trường vốn, vốn được coi là bất lợi, nhưng hiện nay lại trở thành ưu thế khi kinh doanh trong môi trường Đạo luật mới.”

 

Những hạn chế mới trong trong hoạt động kinh doanh các sản phẩm phái sinh

 

Đạo luật mới được cho là sẽ tác động mạnh mẽ nhất đến các ngân hàng và nhà môi giới thông qua những hạn chế trong kinh doanh các sản phẩm phái sinh. Theo ông Joseph Mason: “Việc hạn chế các sản phẩm phái sinh dù theo hướng nào đi chăng nữa cũng sẽ rất nguy hại cho ngành tài chính ngân hàng.”

 

Đạo luật mới buộc các tổ chức tài chính phải tách một số hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh ra khỏi các hoạt động ngân hàng thương mại của họ và chuyển sang một công ty con của tổ chức này hoặc thành lập một công ty mới. Kết quả là, các tổ chức nói trên sẽ phải tiêu tốn thêm một lượng vốn lớn do khách hàng sẽ không giao dịch với các công ty mới và yếu về tiềm lực tài chính. Nếu không đủ vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp mới này, theo ông Darrell Duffie, chuyên gia về sản phẩm phái sinh tại Trường kinh doanh thuộc Đại học Stanford - Stanford University's Graduate School of Business, một số ngân hàng sẽ buộc phải từ bỏ hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh của mình.

 

Tuy nhiên, nhà phân tích của RBC Capital Markets , ông Gerard Cassidy, cho rằng dự thảo luật vừa qua dường như sẽ cho phép các tổ chức tài chính giữ giao dịch tỷ lệ lãi suất và giao dịch tỷ giá ngoại tệ nằm trong hoạt động ngân hàng thương mại của mình.

 

Trong năm 2009, toàn bộ sản phẩm phái sinh có giá trị 614 nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó giao dịch tỷ lệ lãi suất đóng góp tới 450 nghìn tỷ đô la Mỹ và giao dịch tỷ giá ngoại tệ chiếm 50 nghìn tỷ đô la Mỹ, theo tính toán cuả ông Cassidy. Nhà phân tích của RBC kết luận: “Vì vậy khoảng 85% sản phẩm phái sinh sẽ không bị tách biệt khỏi hoạt động của các ngân hàng. Đây là một tin vui cho các ngân hàng lớn.”

 

Cổ phiếu của Bank of America, Citi, Goldman, J.P. Morgan và Morgan Stanley, những nhà cung cấp sản phẩm phái sinh lớn nhất tại Mỹ đều tăng từ mức 2.7% đến 4.2% vào thứ Sáu vừa qua, nhiều khả năng do tác động từ thông tin khả quan này.

 

Tuy nhiên, Đạo luật mới có thể vẫn sẽ buộc các sản phẩm phái sinh được tiêu chuẩn hóa phải giao dịch trên Sàn chứng khoán và thanh toán thông qua Quầy thanh toán của của Sàn. Các tổ chức cung cấp sản phẩm phái sinh lớn sẽ phải tăng cường giữ các khoản thế chấp để giữ vị trí trên thị trường. Điều này sẽ có thể làm giảm lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh sản phẩm phái sinh của các ngân hàng lớn nhưng sẽ giúp tăng tính minh bạch của thị trường, có lợi cho khách hàng.

 

Tiếng vang cuối cùng của Phố Wall

 

Những nội dung khác của Đạo luật cũng sẽ gây khó khăn cho hoạt động của các tổ chức tài chính lớn nhất tại Mỹ, vốn có quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Quy định cụ thể về cách thức hoạt động của hình thức kinh doanh các sản phẩm phái sinh có thể làm giảm lợi nhuận từ hoạt động của các tổ chứ tài chính lớn như Goldman Sachs Group Inc. hay Morgan Stanley và buộc các tổ chức này phải tái cơ cấu vốn tới những lĩnh vực có khả năng sinh lời hơn.

 

Tuy nhiên, theo ông Brad Hintz, nhà phân tích của Bernstein Research, điều này vẫn chưa xảy ra cho đến năm 2012. Ông này cũng tuyên bố rằng cách thức hoạt động hiện tại trên thị trường tài chính sẽ là “tiếng vang cuối cùng cho hoạt động tài chính bấy lâu nay tại Phố Wall.”