Đồng bộ các giải pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử


Trong những năm qua, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã, đang phát triển mạnh mẽ. Thực tế này cũng đặt ra nhiều vấn đề lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là hoạt động quản lý thuế thương mại đện tử. Do đó, trong thời gian tới, cần triển khai đồng bộ các giải pháp để vừa thúc đẩy sự phát triển của thương mại điện tử vừa đảm bảo hiệu quả thu thuế.

Trong những năm qua, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã, đang phát triển mạnh mẽ.
Trong những năm qua, hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam đã, đang phát triển mạnh mẽ.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động thương mại điện tử

Từ năm 2016, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới với nét nổi bật là tốc độ phát triển nhanh và ổn định. Trong giai đoạn này, giao dịch trực tuyến tăng cao cả số lượng giao dịch cũng như giá trị giao dịch. Hoạt động quản lý thuế TMĐT vừa có tác động lớn tới sự phát triển của lĩnh vực kinh doanh này vừa mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia.

Từ năm 2017, hai vấn đề nổi bật trong việc quản lý thuế đối với TMĐT là thu thuế của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến xuyên biên giới và các hộ gia đình, cá nhân bán sản phẩm trên các sàn TMĐT (đặc biệt là các mạng xã hội). Vấn đề thứ nhất được đặt ra là làm sao thu được thuế nhà thầu; Thứ hai là làm sao xác định được người bán, doanh thu và thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Trong những năm gần đây, kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân. Bên cạnh mạng xã hội thì sàn giao dịch TMĐT là một công cụ hữu ích cho DN vừa và nhỏ.

Nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý đối với hoạt động TMĐT, tháng 11/2017, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Tờ trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Theo đánh giá của Bộ Tài chính, Luật Quản lý thuế hiện hành mặc dù đã được sửa đổi bổ sung 3 lần, tạo tiền đề áp dụng quản lý thuế điện tử, song chưa đảm bảo được cơ sở pháp lý cho việc chuyển hẳn sang áp dụng rộng rãi. Do đó, cần thiết sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử.

Dự thảo Tờ trình đã đề xuất bảy giải pháp lớn để quản lý thu thuế đối với TMĐT. Trong đó, có nhấn mạnh tới sự phối hợp giữa Bộ Tài chính với các bộ ngành, đặc biệt với Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Ngân hàng Nhà nước. Việc Bộ Tài chính công bố dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là bước khởi đầu quan trọng trong quản lý thuế đối với TMĐT. Dự thảo đề nghị Luật Quản lý thuế (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020 hoặc từ ngày 01/7/2020.

Về khung pháp lý quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, có thể kể đến các quy định tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 sau đó đã được sửa đổi và bổ sung tại Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và Nghị định 52/2013/NĐ-CP về TMĐT (ngày 16/5/2013). Ngoài ra, còn có Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện Luật Quản lý thuế.

Song song với đó, ngành Thuế cũng đã có chỉ đạo quyết liệt trong vận dụng các tiến bộ của công nghệ tin học phục vụ người nộp thuế như hình thành một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá trong toàn ngành Thuế để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người nộp thuế; thành lập và phát triển được trang thông tin chung của ngành Thuế và tại một số cục thuế địa phương cũng đã có các trang thông tin riêng của mình để cung cấp thông tin về văn bản pháp luật về thuế và quản lý thuế; cung cấp phần mềm hỗ trợ để người nộp thuế kê khai thuế...

 Đồng bộ các giải pháp, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế thương mại điện tử

 Để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thuế TMĐT, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, trong thời gian tới, công tác quản lý thuế TMĐT cần tập trung vào một số nội dung như:

Thứ nhất, cơ quan thuế cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại cụ thể. Ví dụ như cơ quan thuế thực hiện phối hợp với các công ty chuyển phát, công ty bưu chính, viễn thông... có cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh TMĐT cung cấp số lượng hàng hóa vận chuyển của các tổ chức, cá nhân này để nắm bắt thông tin.

Thứ hai, cần tập trung đầu tư nghiên cứu và xây dựng kho dữ liệu của cơ quan thuế trên cơ sở kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành chức năng, tích hợp thông tin từ các trang mạng xã hội, các website bán hàng, các sàn giao dịch trực tuyến để đảm bảo có đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý.

 hứ ba, cần tiến hành các hoạt động thanh tra, kiểm tra các DN có dấu hiệu trốn thuế, thông qua việc kiểm soát dòng tiền của các DN. Nếu DN nào có hoạt động TMĐT mà không khai báo hay có dấu hiệu trốn thuế thì cần phải xử lý kịp thời nhằm nâng cao tính tuân thủ của người nộp thuế.

Thứ tư, cơ quan quản lý thuế cần có các nghiên cứu thực tế về sự phát triển của công nghệ và những ứng dụng về TMĐT đã và đang thay đổi hàng ngày, hàng giờ trong đời sống kinh tế - xã hội.

 Thứ năm, cần nghiên cứu, phát triển công cụ tìm kiếm internet thông minh trên các trang web có hoạt động TMĐT để xác định hoạt động TMĐT chưa được kê khai thuế...