Fed nói gì trong tuyên bố mới nhất về định hướng chính sách tiền tệ trong năm 2021?
Theo Fed, tháng gần đây đã mang đến thêm tin tích cực trên thị trường lao động tuy nhiên cũng phải nhìn nhận sự lây lan của biến chủng delta đang gây khó cho nền kinh tế.
Trong ngày thứ Sáu, các quan chức Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đã kết luận rằng những làn sóng lạm phát Mỹ đang gây ra nhiều tác động đến kinh tế Mỹ trong năm nay sẽ sớm dịu đi và nó không phải vấn đề của toàn cầu.
Theo CNBC, hiện đang có sự thống nhất ngày một cao hơn trong nội bộ các quan chức thuộc Fed về khả năng tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, nhu cầu tăng cao, thiếu nguồn cung lao động sẽ có thể kéo dài sang đến năm 2022 và lâu hơn thế nữa.
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết ngân hàng trung ương Mỹ sẽ có thể bắt đầu giảm quy mô chương trình mua trái phiếu trong năm nay, tuy nhiên sẽ không vội vàng nâng lãi suất cơ bản đồng USD.
Chủ tịch Fed nhận xét kinh tế Mỹ giờ đã có nhiều bước tiến đủ lớn hướng đến những mục tiêu mà chủ tịch Fed và các đồng nghiệp của ông nói rằng nó sẽ là điều kiện tiên quyết để giảm quy mô chương trình mua trái phiếu, cùng lúc đó, thị trường lao động đã có những bước tiến đáng kể, Fed tuyên bố.
Cũng theo Fed, tháng gần đây đã mang đến thêm tin tích cực trên thị trường lao động tuy nhiên cũng phải nhìn nhận sự lây lan của biến chủng delta đang gây khó cho nền kinh tế. Ông Powell khẳng định Fed sẽ cẩn thận xem xét các dữ liệu liên quan cũng như rủi ro tiềm ẩn.
Chủ tịch Fed tại Philadelphia, ông Patrick Harker, đã đưa ra quan điểm này trong bài phỏng vấn được phát sóng ngay trước khi ông Powell có bài phát biểu vô cùng quan trọng tại Jackson Hole.
Fed không những đã đạt mục tiêu về lạm phát bằng cách duy trì tỷ lệ này ở trên ngưỡng 2% trong khoảng thời gian dài mà còn đương đầu với thách thức rằng áp lực lạm phát sẽ không sớm dịu đi.
Chủ tịch Fed Jerome Powell nói: “Có bằng chứng cho thấy lạm phát không chỉ mang tính nhất thời mà nó còn là rủi ro mà tôi đang cảm thấy lo lắng”.
Cũng theo ông, nhiều lãnh đạo trong giới kinh doanh hiện đang cảm thấy rõ ràng áp lực giá cả tăng lên, tuy nhiên phần lớn họ đang cố gắng điều chỉnh hết mức để không đẩy nó về phía người tiêu dùng và khách hàng. Cho đến nay, phần nào doanh nghiệp vẫn kiểm soát được chi phí.
Trong phần lớn thời lượng bài phát biểu của mình, Fed nói đến việc lạm phát đang gây ra ảnh hưởng cấu trúc đến nền kinh tế. Ông nhấn mạnh phần lớn nguyên nhân khiến giá cả tăng chính là do giá cả nhiều loại hàng hóa tiêu dùng bền tăng lên, trong khi vào khoảng thời gian trước đại dịch COVID-19, các loại giá cả này thường không có quá nhiều biến động.
Hơn thế nữa, ông nói rằng có bằng chứng cho thấy giá cả một loại mặt hàng quan trọng, ô tô cũ, đã bình ổn lại và nhiều khả năng sẽ giúp cho lạm phát nói chung ổn định hơn. Vào sáng ngày thứ Sáu, Bộ Thương mại Mỹ công bố chỉ số lạm phát của Fed, chỉ số giá cả tiêu dùng cá nhân, đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước và như vậy ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong khoảng 30 năm.
“Lạm phát cao cho đến nay là kết quả trực tiếp từ sự tăng giá của một nhóm hàng hóa và dịch vụ vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19 và việc kinh tế Mỹ mở cửa trở lại. Chúng tôi đang xem xét chặt chẽ áp lực giá cả của nhiều loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cũng như quá trình mở cửa kinh tế Mỹ, trong một số trường hợp lạm phát đang giảm tốc khi tình trạng khan hiếm dịu đi”, ông Powell nhấn mạnh.