Giải Nobel Kinh tế 2017: Bài học cho những nhà quản lý doanh nghiệp

Theo Cẩm Anh/enternews.vn

Điều hiển nhiên nhất trong nghiên cứu của GS. Thaler là "hiệu ứng của sự sở hữu", trong đó nói rằng chúng ta có khuynh hướng coi trọng những điều mà mình có hơn là những điều mình không có.

Người đoạt giải Nobel Kinh tế 2017, GS. Richard Thaler của Đại học Chicago. Nguồn: Internet
Người đoạt giải Nobel Kinh tế 2017, GS. Richard Thaler của Đại học Chicago. Nguồn: Internet

Theo đó, giả định vào đầu năm, một người quản lý tin rằng anh ta sẽ đạt kế hoạch, nhưng nghĩ rằng với cách tiếp cận bán hàng mới chỉ có 50% cơ hội tăng gấp ba doanh thu của bộ phận của mình. Điều đó đồng nghĩa với việc không đạt kế hoạch. Liệu anh ấy có đánh cược không? Hầu hết các công ty thường khuyến khích đặt cược 50% cơ hội đạt doanh thu gấp 3 lần. Tuy nhiên, trên thực tế, giới lãnh đạo doanh nghiệp thường chú trọng đến việc tránh không đạt kế hoạch, bất kể những lợi ích tiềm năng có thể đạt được.

Bởi vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên suy nghĩ về những rủi ro và có chính sách khen thưởng thích hợp.

Một đóng góp khác của GS. Thaler là "kế toán nhận thức". Thông thường, chúng ta có thể có ngân sách dự phòng và ngân sách chăm sóc gia đình, và chúng ta thường không sử dụng lẫn với nhau. Chẳng hạn, nếu chúng ta mua vé máy bay đến Hawaii, thì chúng ta sẽ không sử dụng tiền tiết kiệm mà chúng ta dành dụm.

Tuy nhiên đối với một tập đoàn, các nguồn lực phải được sử dụng làm sao mang lại nhiều lợi nhuận nhất, chứ không nên giới hạn sự phân bổ các nguồn lực đó.

Sự công bằng là một chủ đề khác của GS. Thaler. Theo đó, người tiêu dùng dường như có tâm lý vui hơn khi vào các cửa hàng có giá bán rẻ hơn là những cửa hàng có giá bán đắt hơn bình thường.

Ngoài ra, nhiều công ty đã sử dụng khái niệm "cú hích" được phát triển bởi GS.Thaler. Chẳng hạn như việc kết hợp một gói dịch vụ với một sản phẩm, nhưng cho khách hàng lựa chọn để từ chối dịch vụ. Thực tiễn tốt nhất là thử nghiệm những ý tưởng đó, bởi vì đôi khi cú hích sẽ khiến khách hàng xa lánh.

Tóm lại, trong kinh doanh, chúng ta nên nhận ra rằng cách suy nghĩ thông thường của chúng ta không phải lúc nào cũng tối ưu, đặc biệt nếu chúng ta có thể tập trung để ý đến việc đưa ra quyết định đúng.