Giải pháp tái cơ cấu ngân hàng từ góc nhìn chuyên gia
(Tài chính) Để quá trình tái cấu trúc ngân hàng diễn ra đúng lộ trình và đạt được kết quả như mong đợi cần nhiều hơn nữa những quyết sách đột phá.
Cần những quyết sách đột phá
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quá trình tái cấu trúc ngân hàng nhanh hay chậm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng nhất là tốc độ tái cơ cấu của đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ông Tú phân tích: “Theo tôi, không nên đặt vấn đề so sánh chi ly là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhanh hơn hay chậm hơn so với tái cơ cấu các trụ cột khác là đầu tư công và DNNN. Chúng ta cần nhìn toàn diện, nền kinh tế bao gồm 4 khu vực có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau: Khu vực sản xuất thực, khu vực chính phủ, khu vực đối ngoại và khu vực tài chính. Trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô thì nó được biểu hiện thông qua 4 tài khoản của quốc gia, gồm: Tài khoản GDP thực, tài khoản thu chi chính phủ (ngân sách), tài khoản cán cân thanh toán và tài khoản cân đối tiền tệ. Về mặt nguyên lý kế toán thì chỉ cần một tài khoản này có biến động lập tức tác động lên tài khoản khác. Vì vậy, điều hành kinh tế vĩ mô phải bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ giữa 4 tài khoản này.
Đầu tư công, DNNN và Ngân hàng là những chủ thể của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, khách quan theo các quy luật vận động của nền kinh tế. Vì thế, tái cơ cấu đầu tư công là thuộc khu vực chính phủ, tái cơ cấu DNNN là thuộc khu vực sản xuất thực, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thuộc khu vực tài chính, chúng phải có sự ràng buộc và phụ thuộc nhau rất nhiều trong quá trình vận động. Sự đan xen như vậy có thể thấy, có lúc trụ cột này đi trước nhưng có lúc trụ cột khác phải đẩy nhanh hơn, nhưng quan trọng nhất là phải rất tổng thể, đồng bộ và nhất quán. Chính vì thế, chúng tôi muốn đẩy nhanh hơn tái cơ cấu ngân hàng cũng không thể được nếu các trụ cột kia đi chậm. Sự lệch pha trong việc ra quyết định chính sách sẽ tác động không tích cực lên tổng thể cân đối chung của nền kinh tế. Bài học về điều hành giá dịch vụ y tế tháng 9/2012 do chưa phối hợp tốt đã đẩy CPI lên cao và ngay lập tức đã phải điều chỉnh”.
Theo ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quá trình tái cấu trúc ngân hàng nhanh hay chậm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó yếu tố quan trọng nhất là tốc độ tái cơ cấu của đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ông Tú phân tích: “Theo tôi, không nên đặt vấn đề so sánh chi ly là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nhanh hơn hay chậm hơn so với tái cơ cấu các trụ cột khác là đầu tư công và DNNN. Chúng ta cần nhìn toàn diện, nền kinh tế bao gồm 4 khu vực có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau: Khu vực sản xuất thực, khu vực chính phủ, khu vực đối ngoại và khu vực tài chính. Trong quản lý điều hành kinh tế vĩ mô thì nó được biểu hiện thông qua 4 tài khoản của quốc gia, gồm: Tài khoản GDP thực, tài khoản thu chi chính phủ (ngân sách), tài khoản cán cân thanh toán và tài khoản cân đối tiền tệ. Về mặt nguyên lý kế toán thì chỉ cần một tài khoản này có biến động lập tức tác động lên tài khoản khác. Vì vậy, điều hành kinh tế vĩ mô phải bảo đảm sự nhất quán, đồng bộ giữa 4 tài khoản này.
Đầu tư công, DNNN và Ngân hàng là những chủ thể của nền kinh tế, có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng, khách quan theo các quy luật vận động của nền kinh tế. Vì thế, tái cơ cấu đầu tư công là thuộc khu vực chính phủ, tái cơ cấu DNNN là thuộc khu vực sản xuất thực, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thuộc khu vực tài chính, chúng phải có sự ràng buộc và phụ thuộc nhau rất nhiều trong quá trình vận động. Sự đan xen như vậy có thể thấy, có lúc trụ cột này đi trước nhưng có lúc trụ cột khác phải đẩy nhanh hơn, nhưng quan trọng nhất là phải rất tổng thể, đồng bộ và nhất quán. Chính vì thế, chúng tôi muốn đẩy nhanh hơn tái cơ cấu ngân hàng cũng không thể được nếu các trụ cột kia đi chậm. Sự lệch pha trong việc ra quyết định chính sách sẽ tác động không tích cực lên tổng thể cân đối chung của nền kinh tế. Bài học về điều hành giá dịch vụ y tế tháng 9/2012 do chưa phối hợp tốt đã đẩy CPI lên cao và ngay lập tức đã phải điều chỉnh”.
Theo ông Tú, thành quả bước đầu trong tái cơ cấu nền kinh tế đã và đang tạo tiền đề quan trọng cho bước đi tiếp theo. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát. Trong lĩnh vực đầu tư công được quản lý chặt chẽ. Tái cơ cấu DNNN được triển khai quyết liệt, thoái vốn đầu tư ngoài ngành được triển khai đồng bộ…Kết quả về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng có thể nhìn thấy rõ nét trên phương diện điều hành chính sách tiền tệ: Lãi suất giảm nhanh, tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại tệ quốc gia tăng cao, thị trường vàng được kiểm soát tốt, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được triển khai quyết liệt phối hợp đồng bộ với tháo gỡ khó khăn về thuế, phí; hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) đã thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ của thời điểm 2011 đầu năm 2012 đối với một số NHTM nhỏ; thanh khoản cải thiện mạnh, tiến đến dồi dào và chủ động cân đối vốn; nợ xấu được tích cực xử lý bằng nội lực của các ngân hàng; khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế được mở rộng theo hướng ổn định; năng lực quản trị và năng lực tài chính một số ngân hàng cải thiện tích cực; thông tin về hoạt động của hệ thống ngân hàng ngày một minh bạch hơn.
Những đóng góp quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và công cuộc tái cơ cấu ngân hàng cùng với 2 trụ cột về tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu DNNN đã là điểm số quan trọng để Fitch Ratings nâng điểm xếp hạng quốc gia của Việt Nam trong thời gian vừa qua lên BB-. Thành quả đó cũng đã có hiệu quả tức thì khi chúng ta phát hành trái phiếu quốc tế đạt kết quả tích cực với mức phát hành 1 tỷ USD nhưng các nhà đầu tư đã đăng ký gấp hơn 10 lần. Mức lãi suất là 4,8%/năm so với mức hơn 6%/năm trước đây, tiết kiệm hàng chục triệu USD cho quốc gia. “Tôi nghĩ rằng, thành quả bước đầu là quan trọng, nhưng tất cả còn đang ở phía trước. Chúng ta không chủ quan và công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn đang cần những quyết sách đột phá, không ngừng sáng tạo và vẫn cần cái nhìn toàn diện, thấu đáo mới có thể đạt được như kỳ vọng”, ông Tú nói.
Những đóng góp quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và công cuộc tái cơ cấu ngân hàng cùng với 2 trụ cột về tái cơ cấu đầu tư công và tái cơ cấu DNNN đã là điểm số quan trọng để Fitch Ratings nâng điểm xếp hạng quốc gia của Việt Nam trong thời gian vừa qua lên BB-. Thành quả đó cũng đã có hiệu quả tức thì khi chúng ta phát hành trái phiếu quốc tế đạt kết quả tích cực với mức phát hành 1 tỷ USD nhưng các nhà đầu tư đã đăng ký gấp hơn 10 lần. Mức lãi suất là 4,8%/năm so với mức hơn 6%/năm trước đây, tiết kiệm hàng chục triệu USD cho quốc gia. “Tôi nghĩ rằng, thành quả bước đầu là quan trọng, nhưng tất cả còn đang ở phía trước. Chúng ta không chủ quan và công cuộc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn đang cần những quyết sách đột phá, không ngừng sáng tạo và vẫn cần cái nhìn toàn diện, thấu đáo mới có thể đạt được như kỳ vọng”, ông Tú nói.
Cần tăng cường sự minh bạch
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cần phải rà soát hệ thống văn bản pháp lý theo hướng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo tính đặc thù của nền kinh tế Việt nam, tạo điều kiện thông thoáng cho các NHTM Việt Nam, nâng cao hiệu lực quản lý. Chính phủ theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng một cách thường xuyên.
Chính phủ cho triển khai cổ phần hóa sâu rộng hơn bằng cách bớt tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trong các ngân hàng đã cổ phân hóa là: VCB, BIDV, Vietinbank và MHB. Đối với NHTM Nhà nước lớn nhất Việt Nam – Agribank cần được cổ phần hóa, nhưng vẫn đảm bảo Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Bởi hoạt động của Agribank chưa hiệu quả, nợ xấu cao. Tuy nhiên, trước khi cổ phần hóa cần được tái cấu trúc lại, phấn đấu giảm nợ xấu.
Đối với xử lý nợ xấu, trước mắt cần minh bạch hóa thông tin nợ xấu của từng tổ chức tín dụng. Để thực hiện vấn đề này, NHNN phải có biện pháp kiểm tra và giám sát chặt chẽ hoạt động của từng tổ chức tín dụng, đảm bảo các thông tin về nợ xấu do các tổ chức này cung cấp phải phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế. Đối với các tổ chức tín dụng cần tích cực xử lý nợ xấu, ông Long cho rằng cần thường xuyên đánh giá lại, phân loại đúng chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ....
Ngoài ra, ông Long cho rằng cần minh bạch thông tin trong các tổ chức tín dụng, tiếp tục sáp nhập ngân hàng yếu kém, tăng cường năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại... Cần phải thực hiện được những điều căn bản này mới góp phần vào tái cơ cấu ngành ngân hàng, tăng cường sức khoẻ cho nền kinh tế.
Thống đốc cần độc lập
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên thì đặc biệt quan tâm đến việc phá sản của các tổ chức tín dụng. Theo ông cần có cái nhìn thống nhất, đồng thuận vào ba nhóm vấn đề đối với lĩnh vực tiền tệ. “Thứ nhất là tính độc lập tương đối của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là ngân hàng Trung ương. Khi đó họ không phải chú tâm nhiều đến hỗ trợ phát triển thì số liệu tăng trưởng sẽ là số liệu thực. Và khi đã độc lập tương đối, thì Ngân hàng Nhà nước không còn là cơ quan cấp trên của các tổ chức tín dụng. Khi đó Thống đốc đương nhiên không phải là thành viên Chính phủ, nên cũng khó có thể hứa là sẽ dành mấy chục ngàn tỷ cho cà phê hay dăm chục ngàn tỷ cho bất động sản được. Nhóm kỳ vọng thứ hai là tạo sự đồng thuận về nhận thức để xử lý nợ xấu. Bởi nếu không xử lý được nợ xấu thì bản thân ngân hàng chết trước sau đó doanh nghiệp chết sau. Thứ ba, tôi hy vọng diễn đàn sẽ bàn thảo để có thể đi đến đồng thuận cho một vài tổ chức tín dụng ở tình trạng phá sản được phá sản. Qua đó vừa có kinh nghiệm vừa đưa nền kinh tế vận hành đúng quy luật thị trường là năng suất,chất lượng, hiệu quả. Khi phá sản thì chủ sở hữu chịu trách nhiệm về thiệt hại đầu tiên, sau đó Nhà nước với tư cách đảm bảo an ninh tài chính mới vào can thiệp để lo cho những người gửi tiền. Cuối cùng, những người quản trị doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân về điều hành của mình thì mới sòng phẳng được”, ông Kiên nói.