Hoạt động xúc tiến thương mại: Không chỉ “xuất ngoại” mới hiệu quả
(Tài chính) Nâng cao kim ngạch xuất khẩu là mục tiêu quan trọng hàng đầu của mỗi nền kinh tế, nhưng cũng là thách thức lớn bởi phải đối mặt với nhiều thử thách đòi hỏi sự năng động.
Lâu nay, cơ quan chức năng thường tổ chức xúc tiến thương mại (XTTM) tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm hoặc liên khu vực. Tuy nhiên, cơ quan chức năng, nhất là các doanh nghiệp (DN) có thể tổ chức XTTM ngay trong nước mà vẫn thu về kết quả khả quan…
Coi trọng XTTM truyền thống
Thực tế cho thấy, phần lớn hoạt động XTTM đều là thông qua chắp mối liên lạc, gửi chương trình làm việc tới đối tác ngoại, sau đó đại diện các ngành chức năng đưa đoàn DN đi quảng bá hình ảnh, tiềm năng, sản phẩm tại một hoặc vài thị trường cụ thể. Cũng có thể các chuyến đi XTTM được sắp đặt theo lịch trình từ trước như một hoạt động định kỳ, trong khuôn khổ thỏa thuận hằng năm giữa các cơ quan quản lý Việt Nam và các nước. Đây là cách làm cổ điển diễn ra từ hàng chục năm qua và cũng mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
Năm qua, với sự hỗ trợ từ chương trình XTTM quốc gia, sản phẩm xuất khẩu Việt Nam hiện diện tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản ngày càng nhiều. Ngoài ra, chương trình đã hỗ trợ DN quay trở lại thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Âu bên cạnh việc tăng cường hoạt động tại thị trường Myanmar, Lào, Campuchia, một số nước Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Qua đó, giúp DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ vào thị trường các nước nói trên; tiếp sức cho hoạt động đầu tư; nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam nói chung.
Ngay đầu năm nay, Bộ Công thương đã có Quyết định số 678/ QĐ-BCT phê duyệt đợt 1 chương trình XTTM quốc gia năm 2014, gồm 117 đề án với tổng kinh phí là 30,03 tỷ đồng. Trong đó có hoạt động XTTM phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thông tin thương mại trong nước và quốc tế; XTTM của các vùng kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cho các DN, hợp tác xã, tổ chức XTTM kết hợp với việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu… Việc phê duyệt sớm chương trình từ đầu năm đã tạo điều kiện chủ động triển khai đề án của các đơn vị, giúp cộng đồng DN tích cực tham gia chuỗi hoạt động XTTM ngay từ đầu năm, tránh dồn hoạt động XTTM vào thời điểm cuối năm.
Đẩy mạnh XTTM tại chỗ
Hoạt động XTTM tại chỗ đã, đang được quan tâm, thực hiện trong những năm qua và từng bước cho thấy hiệu quả thiết thực. Chính phủ, Bộ Công thương cũng như địa phương và hiệp hội ngành hàng đang phối hợp để tận dụng các sự kiện đối ngoại tổ chức trong nước nhằm khuếch trương hình ảnh sản phẩm Việt, tập trung vào nhu cầu hợp tác đầu tư kết hợp với tìm bạn hàng để xuất khẩu. Hàng loạt sự kiện dưới hình thức diễn đàn giữa DN Việt và các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga… diễn ra từ đầu năm đến nay đã minh chứng cho định hướng và hiệu quả của các hoạt động XTTM tại chỗ; đặc biệt là cơ hội để DN "ngoại" biết về khả năng đáp ứng của các đơn vị Việt Nam. Đó là sự lồng ghép nội dung kinh tế vào sự kiện ngoại giao một cách linh hoạt, chủ động.
Đơn cử, tại hội thảo hợp tác kinh tế Việt Nam - Quảng Đông (Trung Quốc) vừa diễn ra ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá sự kiện này sẽ tăng cường kết nối giao thương, tạo điều kiện cho cộng đồng DN hai bên hợp tác, gia tăng đầu tư trong thời gian tới. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương Việt - Trung là 60 tỷ USD vào năm 2015. Tại hội thảo này, DN tỉnh Quảng Đông đã giới thiệu tiềm năng, nhu cầu hợp tác, tập trung vào lĩnh vực chế biến, vận tải, du lịch nhằm tận dụng lợi thế về vị trí địa lý cũng như sự tương đồng trong phát triển của mỗi bên. DN Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu công nghiệp và những dự án phát triển công nghiệp thuộc một số lĩnh vực như chế tạo, phân phối máy móc phục vụ ngành điện, dệt may, hóa chất, thu mua nông, thủy sản... Tại sự kiện này, DN hai bên đã ký một số thỏa thuận, hợp đồng kinh tế với tổng trị giá hơn 200 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy XTTM tại chỗ cần được triển khai rộng rãi và với nhịp độ mau hơn để phát huy thời cơ tiếp xúc với đối tác ngay tại "nhà mình"; từ đó sẽ giảm chi phí, thời gian cho DN và dễ dàng thể hiện tiềm năng, nhu cầu… Những điều đó cho thấy, hoạt động XTTM cần được phối hợp, đứng vững trên cả "hai chân" là XTTM trong và ngoài nước.
Coi trọng XTTM truyền thống
Thực tế cho thấy, phần lớn hoạt động XTTM đều là thông qua chắp mối liên lạc, gửi chương trình làm việc tới đối tác ngoại, sau đó đại diện các ngành chức năng đưa đoàn DN đi quảng bá hình ảnh, tiềm năng, sản phẩm tại một hoặc vài thị trường cụ thể. Cũng có thể các chuyến đi XTTM được sắp đặt theo lịch trình từ trước như một hoạt động định kỳ, trong khuôn khổ thỏa thuận hằng năm giữa các cơ quan quản lý Việt Nam và các nước. Đây là cách làm cổ điển diễn ra từ hàng chục năm qua và cũng mang lại những kết quả đáng ghi nhận.
Năm qua, với sự hỗ trợ từ chương trình XTTM quốc gia, sản phẩm xuất khẩu Việt Nam hiện diện tại các thị trường truyền thống như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản ngày càng nhiều. Ngoài ra, chương trình đã hỗ trợ DN quay trở lại thị trường Liên bang Nga và các nước Đông Âu bên cạnh việc tăng cường hoạt động tại thị trường Myanmar, Lào, Campuchia, một số nước Châu Mỹ La tinh và Châu Phi. Qua đó, giúp DN Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ vào thị trường các nước nói trên; tiếp sức cho hoạt động đầu tư; nâng cao vị thế và hình ảnh của Việt Nam nói chung.
Ngay đầu năm nay, Bộ Công thương đã có Quyết định số 678/ QĐ-BCT phê duyệt đợt 1 chương trình XTTM quốc gia năm 2014, gồm 117 đề án với tổng kinh phí là 30,03 tỷ đồng. Trong đó có hoạt động XTTM phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thông tin thương mại trong nước và quốc tế; XTTM của các vùng kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cho các DN, hợp tác xã, tổ chức XTTM kết hợp với việc thực hiện mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu… Việc phê duyệt sớm chương trình từ đầu năm đã tạo điều kiện chủ động triển khai đề án của các đơn vị, giúp cộng đồng DN tích cực tham gia chuỗi hoạt động XTTM ngay từ đầu năm, tránh dồn hoạt động XTTM vào thời điểm cuối năm.
Đẩy mạnh XTTM tại chỗ
Hoạt động XTTM tại chỗ đã, đang được quan tâm, thực hiện trong những năm qua và từng bước cho thấy hiệu quả thiết thực. Chính phủ, Bộ Công thương cũng như địa phương và hiệp hội ngành hàng đang phối hợp để tận dụng các sự kiện đối ngoại tổ chức trong nước nhằm khuếch trương hình ảnh sản phẩm Việt, tập trung vào nhu cầu hợp tác đầu tư kết hợp với tìm bạn hàng để xuất khẩu. Hàng loạt sự kiện dưới hình thức diễn đàn giữa DN Việt và các đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga… diễn ra từ đầu năm đến nay đã minh chứng cho định hướng và hiệu quả của các hoạt động XTTM tại chỗ; đặc biệt là cơ hội để DN "ngoại" biết về khả năng đáp ứng của các đơn vị Việt Nam. Đó là sự lồng ghép nội dung kinh tế vào sự kiện ngoại giao một cách linh hoạt, chủ động.
Đơn cử, tại hội thảo hợp tác kinh tế Việt Nam - Quảng Đông (Trung Quốc) vừa diễn ra ở Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đánh giá sự kiện này sẽ tăng cường kết nối giao thương, tạo điều kiện cho cộng đồng DN hai bên hợp tác, gia tăng đầu tư trong thời gian tới. Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu đạt kim ngạch thương mại song phương Việt - Trung là 60 tỷ USD vào năm 2015. Tại hội thảo này, DN tỉnh Quảng Đông đã giới thiệu tiềm năng, nhu cầu hợp tác, tập trung vào lĩnh vực chế biến, vận tải, du lịch nhằm tận dụng lợi thế về vị trí địa lý cũng như sự tương đồng trong phát triển của mỗi bên. DN Trung Quốc tìm hiểu cơ hội đầu tư vào khu công nghiệp và những dự án phát triển công nghiệp thuộc một số lĩnh vực như chế tạo, phân phối máy móc phục vụ ngành điện, dệt may, hóa chất, thu mua nông, thủy sản... Tại sự kiện này, DN hai bên đã ký một số thỏa thuận, hợp đồng kinh tế với tổng trị giá hơn 200 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy XTTM tại chỗ cần được triển khai rộng rãi và với nhịp độ mau hơn để phát huy thời cơ tiếp xúc với đối tác ngay tại "nhà mình"; từ đó sẽ giảm chi phí, thời gian cho DN và dễ dàng thể hiện tiềm năng, nhu cầu… Những điều đó cho thấy, hoạt động XTTM cần được phối hợp, đứng vững trên cả "hai chân" là XTTM trong và ngoài nước.