Hợp tác đầu tư Việt - Nhật: Cơ hội phát triển bền vững
(Tài chính) "Chính phủ Nhật Bản luôn coi trọng thị trường Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác tin cậy, chủ trương ủng hộ và hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam"...
Đây là khẳng định của các đại diện đến từ Nhật Bản tại Hội nghị kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013 diễn ra sáng 23/9 tại Hà Nội.
Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản
Theo ông Nguyễn Xuân Tiến - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 8/2013, Nhật Bản có 2.014 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 32,78 tỷ USD. Số dự án và số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây. Hiện hai nước đã ký kết Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư, cùng phối hợp triển khai "Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản" nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, tháng 7/2013, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ phê duyệt "Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030".
Nhờ có sự hậu thuẫn từ Chính phủ hai nước mà đến nay, hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu. Điển hình trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử có Hợp doanh giữa Tập đoàn VNPT và Tập đoàn NTT (Nhật Bản), Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo… Trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy có Honda, Toyota, Isuzu, Suzuki, Mitshubishi... Ngành vật liệu xây dựng cũng thu hút nhiều dự án lớn của Nhật Bản như Công ty Xi măng Nghi Sơn tại Thanh Hóa, dự án sản xuất kính nổi tại Bắc Ninh…
Dù kinh tế Nhật Bản chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng giảm phát nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư đầu tiên. Theo thống kê sơ bộ, hiện có 28 tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư khoảng trên 110 dự án vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 2,3 tỷ USD.
Việt Nam vẫn hấp dẫn doanh nghiệp Nhật Bản
Theo ông Nguyễn Xuân Tiến - Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 8/2013, Nhật Bản có 2.014 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 32,78 tỷ USD. Số dự án và số vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây. Hiện hai nước đã ký kết Hiệp định về tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư, cùng phối hợp triển khai "Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản" nhằm cải thiện môi trường đầu tư và tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam. Ngoài ra, tháng 7/2013, Bộ KH&ĐT đã trình Chính phủ phê duyệt "Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030".
Nhờ có sự hậu thuẫn từ Chính phủ hai nước mà đến nay, hầu hết các tập đoàn lớn của Nhật Bản đã có mặt tại Việt Nam với các sản phẩm uy tín, có sức cạnh tranh và hàm lượng kỹ thuật cao, trong đó nhiều sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu và tham gia tích cực vào xuất khẩu. Điển hình trong lĩnh vực công nghệ thông tin - điện tử có Hợp doanh giữa Tập đoàn VNPT và Tập đoàn NTT (Nhật Bản), Công ty sản xuất máy tính Fujitsu và các công ty Canon, Sony, Matsushita, Sumitomo, Sanyo… Trong ngành công nghiệp ô tô, xe máy có Honda, Toyota, Isuzu, Suzuki, Mitshubishi... Ngành vật liệu xây dựng cũng thu hút nhiều dự án lớn của Nhật Bản như Công ty Xi măng Nghi Sơn tại Thanh Hóa, dự án sản xuất kính nổi tại Bắc Ninh…
Dù kinh tế Nhật Bản chưa hoàn toàn thoát khỏi tình trạng giảm phát nhưng các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đầu tư đầu tiên. Theo thống kê sơ bộ, hiện có 28 tập đoàn lớn của Nhật Bản đầu tư khoảng trên 110 dự án vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3,2 tỷ USD, trong đó đã giải ngân khoảng 2,3 tỷ USD.
Tăng hợp tác phát triển đô thị
Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh là những địa phương chủ động mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong số các dự án được gửi tới chào mời các nhà đầu tư Nhật Bản tại Hội nghị Kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013, tỷ lệ lớn thuộc về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, bất động sản. Có thể kể tới một số dự án quy mô lớn như: Cảng hàng không Quảng Ninh (Vân Đồn) với tổng mức đầu tư 250 triệu USD; Tuyến đường sắt nội đô LRT của Vĩnh Phúc trị giá 200 triệu USD…
Đặc biệt, trong danh sách dự án mời gọi nhà đầu tư Nhật Bản, ngoài một số dự án bất động sản như 5 khu đô thị vệ tinh tại Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, TP Hà Nội đang hướng các nhà đầu tư Nhật Bản tới phân khúc thị trường cải tạo chung cư cũ. Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, TP hiện có khoảng 1.155 chung cư 4 - 6 tầng tập trung ở 4 quận nội thành cần được cải tạo xây dựng. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở Hà Nội còn rất lớn. "Hà Nội mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới lĩnh vực này" - ông Hùng nhấn mạnh.
Riêng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới các dự án: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý rác thải tập trung Yên Xá, dự án xây dựng hệ thống thoát nước bờ tả lưu vực sông Nhuệ, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước mặt sông Hồng, dự án xây dựng bãi đỗ xe nội đô… Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, với những dự án về hạ tầng như trên, Hà Nội định hướng thu hút nhà đầu tư Nhật Bản theo mô hình hợp tác công tư (PPP).
Ngoài ra, trong Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư Nhật Bản trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện, điện tử, viễn thông, CNTT…
Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh là những địa phương chủ động mời gọi các nhà đầu tư Nhật Bản. Trong số các dự án được gửi tới chào mời các nhà đầu tư Nhật Bản tại Hội nghị Kinh tế hợp tác đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013, tỷ lệ lớn thuộc về các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị, bất động sản. Có thể kể tới một số dự án quy mô lớn như: Cảng hàng không Quảng Ninh (Vân Đồn) với tổng mức đầu tư 250 triệu USD; Tuyến đường sắt nội đô LRT của Vĩnh Phúc trị giá 200 triệu USD…
Đặc biệt, trong danh sách dự án mời gọi nhà đầu tư Nhật Bản, ngoài một số dự án bất động sản như 5 khu đô thị vệ tinh tại Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, TP Hà Nội đang hướng các nhà đầu tư Nhật Bản tới phân khúc thị trường cải tạo chung cư cũ. Theo ông Nguyễn Thế Hùng - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, TP hiện có khoảng 1.155 chung cư 4 - 6 tầng tập trung ở 4 quận nội thành cần được cải tạo xây dựng. Bên cạnh đó, nhu cầu về nhà ở của các đối tượng thu nhập trung bình, thu nhập thấp ở Hà Nội còn rất lớn. "Hà Nội mong muốn các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới lĩnh vực này" - ông Hùng nhấn mạnh.
Riêng trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, Hà Nội kêu gọi các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm tới các dự án: Xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý rác thải tập trung Yên Xá, dự án xây dựng hệ thống thoát nước bờ tả lưu vực sông Nhuệ, dự án xây dựng nhà máy xử lý nước mặt sông Hồng, dự án xây dựng bãi đỗ xe nội đô… Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, với những dự án về hạ tầng như trên, Hà Nội định hướng thu hút nhà đầu tư Nhật Bản theo mô hình hợp tác công tư (PPP).
Ngoài ra, trong Đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư Nhật Bản trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo, Hà Nội ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư vào các lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh như: Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện, điện tử, viễn thông, CNTT…
Chiều 23/9, Sở KH&ĐT TP Hà Nội và Tập đoàn Forval của Nhật Bản đã ký kết Đề án "Đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội, giai đoạn 2013 - 2015 và những năm tiếp theo". Đề án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Hà Nội và thu hút làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản.