Trong các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu trong lãnh thổ Syria từ trước tới nay, ngoài máy bay không người lái nội địa thì Không quân Israel đều sử dụng chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất.Tính năng ưu việt của tiêm kích Mỹ là không có gì phải bàn cãi, tuy nhiên cần lưu ý rằng trong tay Không quân Israel vẫn còn một loại chiến đấu cơ nội địa có đặc tính kỹ chiến thuật không thua kém, đó chính là Kfir.Kfir (Sư tử non) là loại máy bay tiêm kích đánh chặn hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Israel nghiên cứu chế tạo từ cuối những năm 1960 dựa trên nguyên mẫu Mirage-5 của Pháp.Kfir được thiết kế với kiểu cánh tam giác kéo dài, không có cánh đuôi mà sử dụng kiểu cánh mũi, so với Mirage-5 nguyên bản thì hệ thống điện tử của máy bay đều do Israel tự chế tạo.Sư tử non Kfir có các thông số kỹ thuật cơ bản bao gồm chiều dài 15,65 m; sải cánh 8,21 m; chiều cao 4,55 m; trọng lượng rỗng 7,28 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa 14,67 tấn.Máy bay được trang bị 1 động cơ phản lực General Electric J79 công suất 52,89 kN và 83,4 kN khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 2.240 km/h; bán kính chiến đấu 768 km; trần bay 17.680 m; tải trọng vũ khí tối đa 6.085 kg.Đã có tất cả trên 220 chiếc Kfir được sản xuất bởi IAI, những máy bay này phục vụ trong không quân Israel từ năm 1975 đến 1996 thì bị loại biên và được niêm cất bảo quản tại sa mạc Negev.Mặc dù đã "nhận sổ hưu" từ lâu nhưng do thời gian sử dụng chưa nhiều lại được bảo quản tốt cho nên tình trạng của những chiếc Kfir này vẫn còn khá tốt và có tiềm năng hiện đại hóa rất lớn.Israel đã giới thiệu biến thể nâng cấp Kfir TC.10 được cho là mang lại sức mạnh chiến đấu vượt trội cho những chiếc tiêm kích thế hệ cũ này với giá thành rất rẻ chỉ có 4,5 triệu USD.Phiên bản Kfir TC.10 được trang bị cái mũi mới khá lạ mắt, có kích thước lớn hơn rất nhiều so với nguyên bản để mang theo radar điều khiển hỏa lực EL/M-2032 (tầm trinh sát lên tới 150 km).Bên cạnh đó, máy bay còn được hiện đại hóa buồng lái với 2 màn hình hiển thị đa chức năng, hệ thống điều khiển “Fly by wire”, hỗ trợ chuẩn liên kết Link-16…Nối tiếp thành công của phiên bản Kfir TC.10, Israel tiếp tục cho ra mắt bản nâng cấp Kfir Block 60 thông qua việc tích hợp cho nó radar mảng pha quét điện tử tối tân.Theo đánh giá, tính năng của Kfir TC.10 có thể xem như tương đương F-16 Block 40, còn Kfir Block 60 thì sánh ngang với F-16 Block 70/72 mà Mỹ đang chào bán cho Ấn Độ.Tuy rằng tính năng rất ấn tượng, đi kèm mức giá rất phải chăng nhưng đáng ngạc nhiên là thị phần của "Sư tử non" hiện vẫn tương đối nhỏ bé với chỉ vài chục chiếc được bán ra.Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do khách hàng còn nghi ngại do Kfir là dòng chiến đấu cơ ít tiếng tăm do một quốc gia còn non trẻ trong lĩnh vực công nghiệp hàng không chế tạo.Nếu muốn Kfir thu về nhiều hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao hơn, Không quân Israel rất nên học tập Nga chiêu quảng cáo bằng cách cho vũ khí của mình trải qua thực chiến.Hiện tại trong nội bộ Israel đã xuất hiện một số tiếng nói đề nghị không quân nước này hãy nhận vào biên chế một số chiếc Kfir rồi cho nó được thực chiến trong một số nhiệm vụ oanh kích mục tiêu trên lãnh thổ Syria.Viễn cảnh trong tương lai, "Sư tử non" Kfir tham chiến và đối đầu trực diện với các tổ hợp tên lửa phòng không hàng đầu của Nga như S-300PM, Buk-M2E hay Pantsir-S1 là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.

Israel tung vũ khí bí mật “Sư tử non” Kfir vào trận để hủy diệt S-300 Syria?

Theo Bạch Dương/anninhthudo.vn

Nhằm tìm kiếm các đơn hàng xuất khẩu đối với dòng tiêm kích nội địa Kfir thì có lẽ Israel nên học tập Nga, đó là cho nó chứng minh tính năng thông qua thực chiến với phòng không Syria.

Tin nổi bật