Kinh tế - tài chính quốc tế tuần từ 1-6/8/2016
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THẾ GIỚI |
Nội dung |
Tăng trưởng |
- Eurozone: Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2016 đạt 0,3%, giảm một nửa so với quý 1/2016 và tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2015. Các chuyên gia nhận định, xu hướng giảm tốc kinh tế của Eurozone sẽ kéo dài đến hết năm 2016 do ảnh hưởng của Brexit. (Theo Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat ngày 29/7) - Hoa Kỳ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 2/2016 đạt 1,2%, cao hơn 0,8% của quý 1, tuy nhiên thấp hơn mức 2,6% dự báo trước đó, do giá trị hàng tồn kho giảm 8,1 tỷ USD - lần giảm đầu tiên kể từ năm 2011; tuy nhiên chi tiêu tiêu dùng (chiếm 2/3 nền kinh tế Hoa Kỳ) tăng 4,2% - mức tăng mạnh nhất kể từ quý 4/2014 cho thấy đà tăng trưởng có thể được duy trì trong nửa cuối năm 2016. (Theo Bộ Thương mại Hoa Kỳ ngày 29/7) - Nhật Bản: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản trong tài khóa 2016 được dự báo giảm từ 1,2% (dự báo tháng 4/2016) xuống còn 1% và lạm phát cũng giảm từ 0,5% (dự báo tháng 4/2016) xuống còn 0,1%. (Theo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản - BoJ ngày 29/7) - Anh: Tăng trưởng kinh tế Anh trong năm 2016 được dự báo sẽ giữ nguyên ở mức 2%, nhưng năm 2017 sẽ giảm từ mức 2,3% (dự báo tháng 02/2016) xuống 0,8%. (Theo Ngân hàng Trung ương Anh - BoE ngày 04/8) |
Chứng khoán |
- Chứng khoán Hoa Kỳ: Hầu hết các chỉ số chứng khoán chính đều tăng điểm trong tuần qua, trong bối cảnh nhà đầu tư lạc quan về triển vọng kinh tế Hoa Kỳ sau khi báo cáo khả quan về thị trường lao động nước này trong tháng 7/2016 được công bố. Tính chung cả tuần (01 - 05/8/2016), chỉ số Dow Jones; S&P 500 và Nasdaq Composite tăng lần lượt 0,6%; 0,4% và 1,1% so với chốt phiên giao dịch cuối của tuần trước (29/7/2016).Trong ngày giao dịch cuối tuần (05/8/2016) so với phiên giao dịch hôm trước, các chỉ số: + Dow Jones đạt 18.543,53điểm, tăng 1%. + S&P 500 đạt 2.182,87 điểm, tăng 0,9%. + Nasdaq Composite đạt 5.221,12 điểm, tăng 1,1%. - Chứng khoán châu Á: Hầu hết các thị trường chứng khoán chính giảm điểm trong tuần qua, do giới đầu tư chịu tác động từ việc Trung Quốc thắt chặt các quy định trong giao dịch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Tính chung cả tuần, MSCI châu Á - Thái Bình Dương giảm 0,46% xuống 135,76 điểm. Các thị trường chính: + Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 2,04% xuống 16.254,45 điểm. + Shanghai Composite (Trung Quốc) giảm 0,15% xuống 2.976,7 điểm. + Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,13% xuống 2,017.94 điểm. + S&P/ASX 200 (Australia) giảm 1,15% xuống 5.497,41 điểm. + Riêng Hang Seng (Hong Kong) tăng 0,9% lên 22.146,09 điểm. |
Dầu mỏ |
Hoạt động trung chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua Ukraine tới các quốc gia châu Âu trong 7 tháng năm 2016 đạt 43,2 tỷ m3 , tăng 21% so với cùng kỳ năm 2015.Hiện mỗi ngày có khoảng 164,1 triệu m3 khí đốt của Nga được cung cấp cho các khách hàng tại châu Âu thông qua đường ống dẫn khí đốt của Ukraine.(Theo Công ty quốc doanh Ukrtransgaz của Ukraine) |
Tuần từ 01 - 05/8/2016, giá dầu WTI và Brent tăng tương ứng 0,58% và 1,7%, chủ yếu do thông tin của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) về nguồn dự trữ xăng của Hoa Kỳ trong tuần kết thúc vào 29/7 bất ngờ giảm mạnh và những số liệu lạc quan của thị trường lao động trong tháng 7/2016. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch cuối tuần (05/8/2016), giá dầu kỳ hạn giao tháng 9/2016: - WTI trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 13 cent (0,31%) xuống 41,80 USD/thùng. - Brent trên sàn ICE Futures Europe giảm 2 cent (0,1%) xuống 44,27 USD/thùng. |
|
Châu Á |
- Hàn Quốc: Trong tháng 7/2016, thặng dư thương mại của Hàn Quốc đạt 7,7 tỷ USD - là tháng thặng dư thương mại thứ 54 liên tiếp, trong bối cảnh xuất khẩu - động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế nước này, chỉ đạt 41 tỷ USD, giảm 10,2% so với cùng kỳ năm 2015 - giai đoạn xuất khẩu sụt giảm dài nhất với 19 tháng liên tiếp; nhập khẩu giảm 12,4% xuống 33,3 tỷ USD. (Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ngày 01/8) - Thái Lan: Trong 6 tháng đầu năm 2016, vốn FDI vào nước này đã giảm hơn 90% so với cùng kỳ năm 2015, từ 4,2 tỷ USD xuống còn 347 triệu USD - mức thấp nhất kể từ năm 2005, do ngành công nghiệp Thái Lan chủ yếuản xuất hàng hóa công nghệ thấp trong khi mức lương trả cho người lao động lại tăng so với các nước trong khu vực; kinh tế toàn cầu suy giảm khiến các nhà đầu tư e ngại đổ vốn vào các dự án lớn. (Theo Ngân hàng Trung ương Thái Lan - BoT ngày 02/8) - Iran: Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 04/8 đã cho phép Iran được tiếp cận 30 tỷ USD tài sản bị đóng băng do các biện pháp trừng phạt quốc tế trước đây. |
Châu Âu |
- Eurozone: Cơ quan Thống kê châu Âu Eurostat ngày 29/7 thông báo một số chỉ số kinh tế của Eurozone: + CPI tháng 7/2016 tăng 0,2%, sau khi giảm 0,1% trong tháng 6/2016. + Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 6/2016 giữ ổn định ở mức 10,1% (tương đương tháng 5/2016), nhưng giảm so với 11% của cùng kỳ năm 2015. - Nga: trong tuần từ 26/7 - 01/8, chỉ số giảm phát của Nga đạt 0,1%. Đây là lần giảm phát đầu tiên kể từ tháng 9/2011. (Theo Cơ quan Thống kê Nga ngày 03/8) |
Trung Quốc |
PMI lĩnh vực chế tạo tháng 7/2016 của Trung Quốc đã giảm xuống 49,9 điểm, so với mức 50 điểm tháng 6/2016, do nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn, làm dấy lên quan ngại nền kinh tế Trung Quốc có thể lại mất đà tăng trưởng; PMI dịch vụ tăng lên 53,9 điểm, so với 53,7 điểm trong tháng 6/2016. (Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc - NBS ngày 01/8) |
Tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc sẽ đạt mức cao kỷ lục 3,75 tỷ tấn dầu vào năm 2035. Đến năm 2050, các nguồn năng lượng sạch sẽ chiếm hơn 30% tổng nguồn năng lượng của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 12% hiện nay; than đá vẫn là nguồn năng lượng chủ chốt, nhưng tỷ trọng sẽ giảm từ 64% hiện nay xuống còn 37% . (Theo Viện Nghiên cứu công nghệ và kinh tế thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc) |
|
Nhật Bản |
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 02/8 đã thông qua gói kích thích kinh tế trị giá khoảng 28.000 tỷ JPY (274 tỷ USD) trong đó: - 10.700 tỷ JPY để đầu tư cơ sở hạ tầng, như xây dựng các tuyến tàu cao tốc mới, cảng biển cho tàu trọng tải lớn và đầu tư tài chính để cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các dự án cơ sở hạ tầng. - 10.700 tỷ JPY hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối phó với các rủi ro tài chính do ảnh hưởng của Brexit. - 3.000 tỷ JPY hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả của thiên tai. - 3.500 tỷ JPY hỗ trợ chu cấp tiền nuôi dưỡng trẻ, người thu nhập thấp và chi trả học bổng. |
Trong tháng 7/2016, PMI tổng hợp của Nhật Bản tăng lên 50,1 điểm từ mức 49 điểm của tháng 6/2016, kết thúc chuỗi 4 tháng giảm điểm liên tiếp, tuy nhiên vẫn là con số thấp. Các chuyên gia kinh tế quan ngại kinh tế Nhật Bản sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới do ảnh hưởng của Brexit, tình trạng già hóa dân số tại Nhật Bản và suy thoái kinh tế tại Trung Quốc. (Theo Thời báo Tài chính Anh ngày 03/8) |
|
Mexico |
Trong 6 tháng đầu năm 2016: - Mexico đã nhận trên 13,1 tỷ USD kiều hối, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong 2 năm gần đây, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ quan trọng thứ 2 của Mexico, vượt qua du lịch, xuất khẩu dầu khí và chỉ đứng sau vốnFDI. (Theo Ngân hàng Trung ương Mexico - Banxico ngày 01/8) - Đầu tư công chỉ đạt 19,44 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2015 và là mức thấp kỷ lục trong vòng 3 năm qua; chỉ chiếm 3% GDP, thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với năm 2015 (3,7%) và là tỷ lệ thấp nhất trong 76 năm qua. Từ đầu năm đến nay, Bộ Tài chính và Tín dụng công Mexico đã hai lần cắt giảm chi tiêu công (hơn 8,8 tỷ USD) do tình hình kinh tế trong nước khó khăn cũng như việc giá dầu giảm mạnh và những tác động bất lợi của Brexit. (Theo Bộ Tài chính và Tín dụng công Mexico) |
Australia |
Trong tháng 7/2016, giá nhà ở các thành phố lớn của Australia tăng 0,8% so với tháng trước đó và tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó tại Sydney, giá nhà tăng cao ở mức 5,6% trong quý II và tiếp tục là thành phố có giá nhà ở đắt nhất với mức giá trung bình là 775.000 AUD/căn. (Theo số liệu thống kê của Tổ chức nghiên cứu CoreLogic) |
Đàm phán - Ký kết |
Tổ chức Thương mại Thế giới và Afghanistan Ngày 29/7 tại Thụy Sỹ, Afghanistan đã trở thành thành viên đầy đủ thứ 164 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau khi hoàn tất các thủ tục đàm phán gia nhập kéo dài gần 12 năm. Afghanistan đã nộp đơn gia nhập WTO năm 2004 và kết thúc quá trình đàm phán vào tháng 11/2015. |
Chính sách |
Nhật Bản Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) ngày 29/7/2016 đã quyết định tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm đẩy lùi tình trạng giảm phát, hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế trong nước và đề phòng các tác động tiêu cực từ Brexit thông qua việc: - Tăng gấp đôi lượng mua hàng năm đối với các quỹ hoán đổi danh mục từ 3.300 tỷ JPY lên khoảng 6.000 tỷ JPY (58 tỷ USD). - Duy trì việc bơm thêm khoảng 80.000 tỷ JPY mỗi năm vào nền kinh tế thông qua việc mua tài sản, chủ yếu là trái phiếu chính phủ Nhật Bản. - Tiếp tục áp dụng mức lãi suất âm 0,1% đối với tiền gửi của các ngân hàng tại BoJ. Anh Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) thuộc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 04/8 đã quyết định giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong 7 năm (tháng 3/2009), từ 0,5% xuống 0,25%, nhằm đối phó với nguy cơ suy thoái kinh tế do hậu quả của Brexit. Australia Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) ngày 02/8 đã giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1,5% do lạm phát nước này vẫn ở mức khá thấp (lạm phát hàng năm của Australia hiện đạt 1%, thấp hơn so với mục tiêu của RBA là 2 - 3%). Kể từ tháng 11/2011, Australia đã cắt giảm lãi suất 300 điểm cơ bản nhằm hỗ trợ kinh tế. Ngay sau khi RBA đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất, đồng AUD đã giảm xuống còn 1,3348 AUD/USD so với 1,3263 AUD/USD trước đó. Mexico Bộ Kinh tế Mexico ngày 29/7/2016 thông báo áp thuế chống bán phá giá đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc. Theo đó, thép tấm mạ kẽm sản xuất tại Đài Loan sẽ là 0,563 USD/1 kg, sản xuất tại Trung Quốc đại lục là 0,4385 USD/1 kg; thép dây sản xuất tại Trung Quốc là 0,49 USD/1 kg. Trước đó (tháng 10/2015), Bộ Kinh tế Mexico đã áp mức thuế nhập khẩu từ 15 - 97% đối với tất cả các mặt hàng thép của Trung Quốc, nhờ đó thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mexico trong 5 tháng đầu năm 2016 đã giảm 63% so với cùng kỳ năm 2015, chỉ ở mức 225.000 tấn. |