Kinh tế thế giới năm 2015: lặp lại bài học 1990?

Theo thesaigontime.vn

(Tài chính) Các nền kinh tế thế giới trong năm 2015 sẽ đối mặt với những rủi ro từng xuất hiện cuối những năm 1990.

Kinh tế thế giới năm 2015: lặp lại bài học 1990?
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Một vụ khủng hoảng tài chính tại Nga; giá dầu và đồng USD giảm mạnh, một cơn sốt vàng mới ở Silicon Valley và một nền kinh tế Mỹ đang hồi sinh, kinh tế Đức và Nhật xơ cứng, xáo trộn trong thị trường tiền tệ mới nổi từ Brazil tới Indonesia; một đảng Dân chủ đang bị vây khốn tại Nhà Trắng...

Đó là dự báo của thế giới vào năm 2015 hay bối cảnh kinh tế thế giới những năm cuối thập niên 1990? Theo The Economist, có nhiều điểm tương đồng giữa hai thời điểm này khi nhìn nhận lại lịch sử kinh tế thế giới cách đây 15 năm.

Trước đây cũng như bây giờ, Hoa Kỳ tiên phong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Sự ra đời của internet đã tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng.

Đến năm 1999, GDP Mỹ đã tăng hơn 4% một năm, gần gấp đôi mức trung bình của các nước giàu. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4%, thấp nhất trong vòng 30 năm. Nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng dài, thúc đẩy đồng USD và giá cổ phiếu.

Chỉ số S&P 500 đã tăng lên gần 30 lần; cổ phiếu công nghệ như diều gặp gió. Sự lạc quan ở Mỹ hoàn toàn trái ngược với sự ảm đạm ở các nền kinh tế khác.

Chẳng hạn, Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát trong năm 1997. Còn Đức là "con bệnh của châu Âu" bởi một thị trường lao động cứng nhắc và chi phí cao.

Thị trường mới nổi, từ năm 1997 đến năm 1999, Thái Lan rồi đến Brazil đều đối mặt với khủng hoảng tiền tệ khi các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn.

Cuối cùng, Mỹ cũng đã gặp rắc rối. Bong bóng công nghệ vỡ vào đầu năm 2000, khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Đầu tư kinh doanh, đặc biệt là trong công nghệ, đua nhau lao dốc, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Đến đầu năm 2001, Mỹ cùng với hầu hết các nước giàu đã rơi vào suy thoái kinh tế.

Có ba xu hướng trong quá khứ gây mất ổn định kinh tế thế giới và có thể tái diễn trong năm 2015. Đầu tiên vẫn xuất phát từ kinh tế Mỹ, nơi tăng trưởng đang phục hồi, trong khi các nơi khác lại đang chậm lại.

Trong những năm cuối thập niên 1990, Larry Summers, Phó thống đốc Kho bạc Mỹ, cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đã "bay trên một động cơ”.

Năm 2015, dự báo của Economist dự kiến tăng trưởng 3% ở Mỹ, so với 1,1% ở Nhật Bản và khu vực đồng euro. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống khoảng 7%.

Lo ngại thứ hai là triển vọng ảm đạm của hai nền kinh tế lớn là Đức và Nhật, cũng giống như những lo ngại trong năm 1990.

Tốc độ tăng trưởng của Đức đã giảm khoảng 1% và kinh tế nước này có dấu hiệu bất ổn hơn khi thất bại trong chính sách năng lượng, trong khi chính phủ bị ám ảnh bởi các mục tiêu cải cách cơ cấu.

Trong khi đó, Nhật Bản đã lặp đi lặp lại các lỗi từng xảy ra trong năm 1997, cản trở thoát khỏi tình trạng trì trệ mặc dù chính phủ của ông Abe đã rất nỗ lực.

Các thị trường mới nổi cũng có dấu hiệu lặp lại nhiều rủi ro từng gặp trong những năm 1990. Các nền kinh tế có khoản nợ thấp, tỷ giá hối đoái thả nổi và hầu hết các chính phủ đã xây dựng được dự trữ ngoại tệ.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là ở Nga khi đồng rúp trượt giá không phanh. Các nhà xuất khẩu hàng hóa khác cũng dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở châu Phi. Dầu chiếm 95% xuất khẩu của Nigeria và 75% doanh thu của chính phủ nước này.

Nhưng vì giá dầu giảm mạnh khiến Ghana đã phải cầu cứu IMF. Trong khi đó, nhiều công ty của Brazil đang mắc nợ nặng nề bằng đô la. Dù có kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng nợ công của châu Á trong năm 1990, nhưng những rủi ro này cũng sẽ khiến cho các nhà đầu tư lo lắng.

Năm 2015, các nhà đầu tư sẽ đặt cược đồng USD tăng cao cùng với khu vực đồng euro "hôn mê” và một vài cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nền kinh tế mới nổi. Khôi phục ổn định sẽ khó khăn hơn lần này vì hoạch định chính sách có quá ít chỗ cho cơ động.

Trở lại năm 1999, lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là khoảng 5%, còn lãi suất hiện nay tại hầu hết các nước giàu gần bằng không.

Có sự trùng lặp về những dấu hiệu rủi ro kinh tế nhưng bối cảnh chính trị thế giới có sự khác biệt. Vào cuối những năm 1990, hầu hết trong thế giới giàu có được hưởng thành quả của sự phát triển vượt bậc: mức lương trung bình của Mỹ tăng 7,7% trong giai đoạn 1995-2000.

Nhưng kể từ năm 2007, lương sụt giảm tại Mỹ, Anh và nhiều nước khu vực đồng euro. Người dân bất mãn với chính phủ trước các kế hoạch thắt lưng buộc bụng quá lâu.

Vì thế, theo nhận định của The Economist, "tình hình kinh tế của năm 2015 có thể trông giống như những năm cuối thập niên 1990, nhưng tình hình chính trị có thể sẽ tồi tệ hơn".

Một vụ khủng hoảng tài chính tại Nga; giá dầu và đồng USD giảm mạnh, một cơn sốt vàng mới ở Silicon Valley và một nền kinh tế Mỹ đang hồi sinh, kinh tế Đức và Nhật xơ cứng, xáo trộn trong thị trường tiền tệ mới nổi từ Brazil tới Indonesia; một đảng Dân chủ đang bị vây khốn tại Nhà Trắng...

Đó là dự báo của thế giới vào năm 2015 hay bối cảnh kinh tế thế giới những năm cuối thập niên 1990? Theo The Economist, có nhiều điểm tương đồng giữa hai thời điểm này khi nhìn nhận lại lịch sử kinh tế thế giới cách đây 15 năm.

Trước đây cũng như bây giờ, Hoa Kỳ tiên phong cuộc cách mạng kỹ thuật số. Sự ra đời của internet đã tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng.

Đến năm 1999, GDP Mỹ đã tăng hơn 4% một năm, gần gấp đôi mức trung bình của các nước giàu. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4%, thấp nhất trong vòng 30 năm. Nhà đầu tư nước ngoài xếp hàng dài, thúc đẩy đồng USD và giá cổ phiếu.

Chỉ số S&P 500 đã tăng lên gần 30 lần; cổ phiếu công nghệ như diều gặp gió. Sự lạc quan ở Mỹ hoàn toàn trái ngược với sự ảm đạm ở các nền kinh tế khác.

Chẳng hạn, Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát trong năm 1997. Còn Đức là "con bệnh của châu Âu" bởi một thị trường lao động cứng nhắc và chi phí cao.

Thị trường mới nổi, từ năm 1997 đến năm 1999, Thái Lan rồi đến Brazil đều đối mặt với khủng hoảng tiền tệ khi các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn.

Cuối cùng, Mỹ cũng đã gặp rắc rối. Bong bóng công nghệ vỡ vào đầu năm 2000, khiến giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Đầu tư kinh doanh, đặc biệt là trong công nghệ, đua nhau lao dốc, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Đến đầu năm 2001, Mỹ cùng với hầu hết các nước giàu đã rơi vào suy thoái kinh tế.

Có ba xu hướng trong quá khứ gây mất ổn định kinh tế thế giới và có thể tái diễn trong năm 2015. Đầu tiên vẫn xuất phát từ kinh tế Mỹ, nơi tăng trưởng đang phục hồi, trong khi các nơi khác lại đang chậm lại.

Trong những năm cuối thập niên 1990, Larry Summers, Phó thống đốc Kho bạc Mỹ, cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đã "bay trên một động cơ”.

Năm 2015, dự báo của Economist dự kiến tăng trưởng 3% ở Mỹ, so với 1,1% ở Nhật Bản và khu vực đồng euro. Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể giảm xuống khoảng 7%.

Lo ngại thứ hai là triển vọng ảm đạm của hai nền kinh tế lớn là Đức và Nhật, cũng giống như những lo ngại trong năm 1990.

Tốc độ tăng trưởng của Đức đã giảm khoảng 1% và kinh tế nước này có dấu hiệu bất ổn hơn khi thất bại trong chính sách năng lượng, trong khi chính phủ bị ám ảnh bởi các mục tiêu cải cách cơ cấu.

Trong khi đó, Nhật Bản đã lặp đi lặp lại các lỗi từng xảy ra trong năm 1997, cản trở thoát khỏi tình trạng trì trệ mặc dù chính phủ của ông Abe đã rất nỗ lực.

Các thị trường mới nổi cũng có dấu hiệu lặp lại nhiều rủi ro từng gặp trong những năm 1990. Các nền kinh tế có khoản nợ thấp, tỷ giá hối đoái thả nổi và hầu hết các chính phủ đã xây dựng được dự trữ ngoại tệ.

Tuy nhiên, có những dấu hiệu rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là ở Nga khi đồng rúp trượt giá không phanh. Các nhà xuất khẩu hàng hóa khác cũng dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở châu Phi. Dầu chiếm 95% xuất khẩu của Nigeria và 75% doanh thu của chính phủ nước này.

Nhưng vì giá dầu giảm mạnh khiến Ghana đã phải cầu cứu IMF. Trong khi đó, nhiều công ty của Brazil đang mắc nợ nặng nề bằng đô la. Dù có kinh nghiệm trong cuộc khủng hoảng nợ công của châu Á trong năm 1990, nhưng những rủi ro này cũng sẽ khiến cho các nhà đầu tư lo lắng.

Năm 2015, các nhà đầu tư sẽ đặt cược đồng USD tăng cao cùng với khu vực đồng euro "hôn mê” và một vài cuộc khủng hoảng xảy ra ở các nền kinh tế mới nổi. Khôi phục ổn định sẽ khó khăn hơn lần này vì hoạch định chính sách có quá ít chỗ cho cơ động.

Trở lại năm 1999, lãi suất chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ là khoảng 5%, còn lãi suất hiện nay tại hầu hết các nước giàu gần bằng không.

Có sự trùng lặp về những dấu hiệu rủi ro kinh tế nhưng bối cảnh chính trị thế giới có sự khác biệt. Vào cuối những năm 1990, hầu hết trong thế giới giàu có được hưởng thành quả của sự phát triển vượt bậc: mức lương trung bình của Mỹ tăng 7,7% trong giai đoạn 1995-2000.

Nhưng kể từ năm 2007, lương sụt giảm tại Mỹ, Anh và nhiều nước khu vực đồng euro. Người dân bất mãn với chính phủ trước các kế hoạch thắt lưng buộc bụng quá lâu.

Vì thế, theo nhận định của The Economist, "tình hình kinh tế của năm 2015 có thể trông giống như những năm cuối thập niên 1990, nhưng tình hình chính trị có thể sẽ tồi tệ hơn"