Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2013, Chính phủ yêu cầu NHNN phải tiếp tục điều chỉnh lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm và hướng vào những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu; nông nghiệp, nông thôn; doanh nghiệp nhỏ và vừa.
CPI thấp so với cùng kỳ nhiều năm
Tại buổi họp báo thông báo về kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục chuyển biến tích cực. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng 12/2012 (tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước), là mức trung bình so với cùng kỳ nhiều năm trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2013 tăng 7,07% là mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây.
Việc giá tăng chủ yếu do một số địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (nhóm thuốc và dịch vụ tế tăng 7,4%; riêng dịch vụ y tế tăng 9,5%), nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc; nhu cầu mua sắm tăng và tâm lý tăng giá hàng trong dịp Tết.
Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2013 giảm 3,2% so với tháng trước nhưng tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26,3%; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 20,7%...
Đặc biệt, một số ngành công nghiệp có chỉ số IIP tăng mạnh so với cùng kỳ: sản xuất hàng may sẵn tăng 49,1%; sản xuất giày dép tăng 52,5%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 52,6%... Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 tăng 1,02% so với tháng 12/2012 và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Đánh giá tại phiên họp, Chính phủ khẳng định, thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định. Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 21/1/2013 ước tăng 0,17% so với tháng 12/2012. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước giảm 0,53%, chủ yếu do DN và người dân rút tiền để chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 1,06% so với tháng 12/2012 và ước tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước (không tính đầu tư vào trái phiếu DN và ủy thác đầu tư). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm và tương đối ổn định do thanh khoản của hệ thống được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với khả năng của DN.
Kiên định với mục tiêu
“Chính phủ đánh giá, Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ ban hành sớm nhưng cần tiếp tục có chỉ đạo cụ thể hơn nữa trong thời gian tới” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam nhấn mạnh và cho rằng, trong năm 2013, Chính phủ khẳng định kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô; tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trọng tâm là tái cơ cấu nền kinh tế.
Người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, CPI tháng 1 tăng cao nên đòi hỏi những tháng tiếp theo Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương phải nỗ lực đưa ra các giải pháp và bám sát kế hoạch được Quốc hội thông qua là lạm phát thấp hơn, tăng trưởng GDP cao hơn năm 2012.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, kiên quyết và kiên trì các giải pháp chủ yếu đã đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ, đồng thời, tập trung vào một số trọng tâm như cụ thể hóa các giải pháp được nêu trong các Nghị quyết này và triển khai thực hiện nhất quán từ Trung ương đến địa phương; phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc...
Chính phủ yêu cầu, ưu tiên đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giá cả. NHNN phải tiếp tục điều chỉnh lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm và hướng vào những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu; nông nghiệp, nông thôn; DNNVV.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân các nguồn vốn đã phân bổ, trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia... Nắm chắc nhu cầu và kết quả triển khai thực tế để xem xét, xử lý việc ứng vốn cho một số công trình, dự án giao thông trọng điểm.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành khắc phục mọi khó khăn, khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; tập trung xử lý nợ xấu, hàng tồn kho, tiếp cận vốn cho DN, trước mắt cần quyết liệt chỉ đạo xử lý nợ xấu từ ngân hàng và DN.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chỉ đạo thực hiện tốt việc mua gạo tạm trữ, không để giá xuống thấp, ảnh hưởng đến người nông dân. “Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu đã được Chính phủ trình Bộ Chính trị xin ý kiến”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin thêm.
Tại buổi họp báo thông báo về kết quả phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, kinh tế vĩ mô tiếp tục chuyển biến tích cực. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2013 tăng 1,25% so với tháng 12/2012 (tăng 7,07% so với cùng kỳ năm trước), là mức trung bình so với cùng kỳ nhiều năm trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2013 tăng 7,07% là mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm gần đây.
Việc giá tăng chủ yếu do một số địa phương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (nhóm thuốc và dịch vụ tế tăng 7,4%; riêng dịch vụ y tế tăng 9,5%), nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng do rét đậm, rét hại kéo dài ở các tỉnh phía Bắc; nhu cầu mua sắm tăng và tâm lý tăng giá hàng trong dịp Tết.
Về chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 1/2013 giảm 3,2% so với tháng trước nhưng tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 4,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 26,3%; sản xuất phân phối điện, khí đốt tăng 20,7%...
Đặc biệt, một số ngành công nghiệp có chỉ số IIP tăng mạnh so với cùng kỳ: sản xuất hàng may sẵn tăng 49,1%; sản xuất giày dép tăng 52,5%; sản xuất thiết bị truyền thông tăng 52,6%... Khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 1 tăng 1,02% so với tháng 12/2012 và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2012.
Đánh giá tại phiên họp, Chính phủ khẳng định, thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định. Tổng phương tiện thanh toán (M2) đến 21/1/2013 ước tăng 0,17% so với tháng 12/2012. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các TCTD ước giảm 0,53%, chủ yếu do DN và người dân rút tiền để chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước giảm 1,06% so với tháng 12/2012 và ước tăng khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước (không tính đầu tư vào trái phiếu DN và ủy thác đầu tư). Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm và tương đối ổn định do thanh khoản của hệ thống được cải thiện, nhưng vẫn còn ở mức khá cao so với khả năng của DN.
Kiên định với mục tiêu
“Chính phủ đánh giá, Nghị quyết 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu của Chính phủ ban hành sớm nhưng cần tiếp tục có chỉ đạo cụ thể hơn nữa trong thời gian tới” - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Vũ Đức Đam nhấn mạnh và cho rằng, trong năm 2013, Chính phủ khẳng định kiên định với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô; tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trọng tâm là tái cơ cấu nền kinh tế.
Người phát ngôn của Chính phủ cho rằng, CPI tháng 1 tăng cao nên đòi hỏi những tháng tiếp theo Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương phải nỗ lực đưa ra các giải pháp và bám sát kế hoạch được Quốc hội thông qua là lạm phát thấp hơn, tăng trưởng GDP cao hơn năm 2012.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ, kiên quyết và kiên trì các giải pháp chủ yếu đã đề ra trong các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Nghị quyết 01 và Nghị quyết 02 của Chính phủ, đồng thời, tập trung vào một số trọng tâm như cụ thể hóa các giải pháp được nêu trong các Nghị quyết này và triển khai thực hiện nhất quán từ Trung ương đến địa phương; phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc...
Chính phủ yêu cầu, ưu tiên đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giá cả. NHNN phải tiếp tục điều chỉnh lãi suất, tăng dư nợ tín dụng phù hợp với mục tiêu cả năm và hướng vào những lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu; nông nghiệp, nông thôn; DNNVV.
Bên cạnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung giải ngân các nguồn vốn đã phân bổ, trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia... Nắm chắc nhu cầu và kết quả triển khai thực tế để xem xét, xử lý việc ứng vốn cho một số công trình, dự án giao thông trọng điểm.
Chính phủ cũng yêu cầu các bộ ngành khắc phục mọi khó khăn, khôi phục và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; tập trung xử lý nợ xấu, hàng tồn kho, tiếp cận vốn cho DN, trước mắt cần quyết liệt chỉ đạo xử lý nợ xấu từ ngân hàng và DN.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, tích cực chỉ đạo thực hiện tốt việc mua gạo tạm trữ, không để giá xuống thấp, ảnh hưởng đến người nông dân. “Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu đã được Chính phủ trình Bộ Chính trị xin ý kiến”, Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin thêm.