Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn - Ảnh 1
Ông Deepak Mishra -
Chuyên gia kinh tế trưởng
Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam
Dự báo năm 2013, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng từ 5,2 - 5,5%, cao hơn mức 5,03% của năm 2012. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm cũng dự kiến tăng 9%, cao hơn mức 6,83% của năm 2012. Thu ngân sách nhà nước vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn từ ảnh hưởng của nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại… Xuất khẩu cũng sẽ tăng chậm hơn và ước dự trữ ngoại tệ đạt khoảng 2,3 tháng nhập khẩu. Cán cân thương mại năm 2013 dự báo tiếp tục khả quan và theo tính toán, có thể thặng dư 5,8 tỷ USD. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam sẽ sáng sủa hơn năm 2012 với lãi suất bình ổn ở mức thấp, tỷ giá tiếp tục được kiểm soát ổn định và hệ thống ngân hàng nhiều khả năng sẽ không phải đối mặt với những nguy cơ thanh khoản...

Không thể phủ nhận ở bình diện ổn định kinh tế vĩ mô, những kết quả Việt Nam đạt được là tương đối khả quan. Tuy nhiên, Việt Nam cũng không nên lạc quan quá sớm cho rằng mình đã chiến thắng trong “cuộc chiến” cam go này. Nếu chủ quan, tự mãn, rất có thể Việt Nam sẽ vấp phải sai lầm vì trước mắt các rủi ro còn lớn.

Nhìn sâu xa hơn có thể thấy một số nguy cơ tiềm ẩn đối với nền kinh tế vĩ mô vẫn còn đó, đòi hỏi Chính phủ phải đặc biệt lưu tâm. Chẳng hạn, nguy cơ lạm phát trở lại vẫn cao nếu sớm nới lỏng các chính sách tài khóa hoặc tiền tệ. Chất lượng tài sản của các tổ chức tín dụng đang có chiều hướng xấu đi; nợ công tăng lên nếu tính cả nợ dự phòng của các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt, việc giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp không dễ dàng vì chi phí cho vẫn đề này là không hề nhỏ trong bối cảnh nguồn lực hạn chế.

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2013 dự báo sẽ sáng sủa hơn năm 2012 nhưng Việt Nam không được chủ quan, tự mãn quá sớm rằng mình đã chiến thắng trong “cuộc chiến” bình ổn. Nếu chủ quan, lơi lỏng, rất có thể sẽ phải trả những cái giá đắt hơn…

Thông thường, kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy các quốc gia đang phát triển khi tiến hành tái cơ cấu phải chấp nhận “phí tổn” lớn, chấp nhận những mất mát, tốn kém trong ngắn hạn. Nhưng nếu càng trì hoãn, chi phí bỏ ra lại càng cao và nó sẽ ảnh hưởng đến động năng của toàn bộ nền kinh tế cũng như của quá trình tái cơ cấu. Bởi vậy, để hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững trong dài hạn, nền kinh tế Việt Nam phải chấp nhận tốn kém để xử lý hiệu quả những “điểm nghẽn” nói trên.

Về phía chính sách kinh tế trong năm 2013, chúng tôi kỳ vọng một sự rõ ràng trong hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng và của một số ngành công nghiệp. Các chính sách đối với thị trường cần được kiểm soát chặt chẽ và đầy đủ hơn. Trên thực tế, chúng tôi đánh giá sự kiểm soát thị trường thời gian qua dù nỗ lực nhưng vẫn đang ở mức thấp. Bởi vậy, kỳ vọng các vấn đề của ngành ngân hàng như nợ xấu, như chất lượng tín dụng… sẽ được khoanh lại và xử lý triệt để, không bị lan rộng hơn nữa.

Chính phủ Việt Nam cần kiên định các mục tiêu đã chọn. Nếu quyết tâm và kiên định, cơ hội để nền kinh tế Việt Nam thành công trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng là tương đối cao.

Bài đăng Tài chính & Đầu tư số 1+2-2013

Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng cao hơn

Ông Deepak Mishra - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

(Tài chính) Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ có những biến chuyển tích cực trong tiến trình tái cấu trúc. Kỳ vọng những thay đổi sẽ đến, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đồng thời Chính phủ sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa, cải thiện quản trị doanh nghiệp cũng như thực hiện hiệu quả mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng…

Xem thêm

Video nổi bật