Lạm phát mục tiêu linh hoạt – xu hướng mới cho chính sách tiền tệ thời kỳ hậu khủng hoảng

Theo Ngân hàng Nhà nước

Trước khủng hoảng tài chính năm 2008, lạm phát mục tiêu được coi là một khuôn khổ chuẩn cho chính sách tiền tệ (CSTT). Nhiều ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đã áp dụng hoàn toàn hoặc một phần khuôn khổ này. Ngay cả NHTW Châu Âu và Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ dù không công bố rằng đang vận dụng CSTT lạm phát mục tiêu nhưng cũng xây dựng khuôn khổ điều hành CSTT trên tư tưởng cam kết một mục tiêu định lượng được trong trung hạn cho lạm phát.

Lạm phát mục tiêu linh hoạt – xu hướng mới cho chính sách tiền tệ thời kỳ hậu khủng hoảng
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Khuôn khổ trước khủng hoảng tài chính năm 2008

Khuôn khổ CSTT dựa trên lý thuyết của Friedman cho rằng: “Trong dài hạn, không có sự đánh đổi giữa GDP và lạm phát”. Những năm 70, khi lạm phát cao và nền kinh tế thực đi xuống, có một sự đồng thuận lớn ở các nền kinh tế phát triển đó là để kiềm chế lạm phát, NHTW phải độc lập so với Bộ Tài chính và phải cam kết một mục tiêu lạm phát rõ ràng. Những năm 80 của thế kỷ 20, NHTW độc lập và trở thành giải pháp của các nhà tạo lập chính sách. Đến năm 1990, đã có gần 20 nước chính thức áp dụng khuôn khổ CSTT .

Nhờ tính độc lập trong điều hành chính sách, NHTW xây dựng được lòng tin và đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Khi đạt được mục tiêu đã đề ra, NHTW lại có được lòng tin vững chắc hơn, tạo nền tảng cho tính độc lập.

Thuận lợi nữa khi NHTW có được lòng tin là sẽ không có sự chênh lệch lớn giữa lạm phát kỳ vọng và lạm phát thực tế. Ngay cả khi lạm phát có biến động trong ngắn hạn cũng sẽ không ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Và khi lạm phát biến động, NHTW vẫn có “room” để điều chỉnh chính sách mà không ảnh hưởng đến mục tiêu lạm phát.

Khi xem xét, so sánh các biến số kinh tế vĩ mô, các nước áp dụng phát triển ổn định hơn so với các nước không áp dụng. Bảng dưới đây cho thấy cả 2 giai đoạn 2000-2006 và giai đoạn 2007-2012, lạm phát, tăng trưởng GDP thực và kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn tại các nước áp dụng đều ít biến động hơn so với các nước không áp dụng .

           SO SÁNH CHỈ SỐ KINH TẾ VĨ MÔ GIỮA CÁC NƯỚC ÁP DỤNG
LẠM PHÁT MỤC TIÊU VỚI CÁC NƯỚC KHÁC

 

Lạm phát thực tế

Kỳ vọng lạm phát trong ngắn hạn

GDP

 

2000-2006

2007-2012

2000-2006

2007-2012

2000-2006

2007-2012

 

Mean

Stdv

Mean

Stdv

Mean

Stdv

Mean

Stdv

Mean

Stdv

Mean

Stdv

Advanced-IT

2.20

1.38

2.30

1.60

2.12

0.24

2.25

0.51

2.99

1.63

1.26

2.53

Adv - other

1.47

0.70

1.41

1.59

1.44

0.24

1.28

0.55

1.97

1.66

0.40

3.38

Eme-IT

4.14

1.19

4.50

1.76

4.29

0.73

4.19

0.54

4.51

1.80

3.65

3.85

Eme- other

7.29

3.01

5.25

2.72

7.33

2.69

4.65

1.20

7.13

4.50

4.13

5.53

Nguồn: BIS

(Chú thích: Mean: Trung bình/ Stdv: Độ lệch chuẩn. Lấy trung bình đơn giản của các nước trong nhóm

Các nước trong nhóm: Advanced-IT: Nền kinh tế phát triển và áp dụng; Adv- other: Nền kinh tế phát triển và không áp dụng; Eme- IT: Nền kinh tế mới nổi và áp dụng; Eme- other: Nền kinh tế mới nổi không áp dụng ).

Tại các nền kinh tế phát triển, sự khác biệt giữa việc có áp dụng và không áp dụng không nhiều, kỳ vọng lạm phát vẫn ổn định ngay cả khi tăng trưởng và lạm phát biến động tại các nước áp dụng với các nước áp dụng chính sách khác. Nguyên nhân là do cơ chế điều hành CSTT dù không nói rõ nhưng đều hàm ý sử dụng. Cho dù vậy, cơ chế cũng không ngăn được khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu.

Lạm phát mục tiêu linh hoạt, xu hướng mới cho khuôn khổ CSTT sau khủng hoảng

Bài học từ cuộc khủng hoảng 2008 cho thấy, ổn định giá cả chưa đủ để có được một hệ thống tài chính vững mạnh. Điều này đặt ra hai vấn đề cho khuôn khổ CSTT:

Thứ nhất, cần đưa vấn đề ổn định tài chính vào khuôn khổ. Thay vì xác định và duy trì một mức trong giai đoạn 1-2 năm, cần có cách tiếp cận linh hoạt và rộng hơn, cho phép NHTW phản ứng kịp thời trước tình trạng bất ổn tài chính như duy trì lập trường điều hành CSTT cứng rắn hơn để ngăn chặn sự phát triển của đòn bẩy tài chính và định giá thấp rủi ro, sử dụng các công cụ thích hợp hơn với chu kỳ tài chính như dự trữ vốn cho giai đoạn phản chu kỳ của bên vay hay tỉ lệ cho vay trên tài sản thế chấp đối với bên cho vay.

Thứ hai, cơ chế để có thể cung cấp các gói kích thích tiền tệ ngay cả khi lãi suất danh nghĩa là 0%. Tuy nhiên, sáng kiến này vẫn còn nhiều nghi ngại do GDP ở nhiều nước vẫn tăng thấp nếu không xảy ra khủng hoảng. NHTW chịu áp lực thắt chặt chính sách khi lạm phát cao hơn so với mục tiêu, khi đó lại bị xem là cản trở việc tung ra các gói kích thích tiền tệ.

Câu hỏi đặt ra là: Sau khủng hoảng, khuôn khổ CSTT có còn thích hợp cho tăng trưởng kinh tế? Câu trả lời là có thể, nếu tăng tính linh hoạt của khuôn khổ ở hai khía cạnh sau đây.

Một là, các nhà tạo lập chính sách cần linh hoạt hơn trong ngắn hạn, mục tiêu lạm phát nên nằm trong biên độ nhất định hơn là con số cụ thể (chẳng hạn 3-3.5%). Việc có thể dao động trong một biên độ như vậy sẽ tăng khả năng đối phó với bong bóng tài sản và có thể tung ra các gói kích thích tiền tệ trong khi vẫn đảm bảo những lợi ích khi thực hiện khuôn khổ (cụ thể là là cái neo cho kỳ vọng lạm phát trong dài hạn).

Hai là, NHTW cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện các công cụ chính sách mới. Khủng hoảng tài chính 2008 cho thấy, khu vực tài chính liên quan và ảnh hưởng đến nền kinh tế bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó không phải kênh nào cũng liên quan trực tiếp đến lãi suất ngắn hạn. Hơn nữa, các "cú sốc" từ khu vực tài chính có thể ảnh hưởng rộng lớn tới các mức lãi suất điều hành, làm hạn chế hiệu quả ổn định tổng cầu của nó. Khi đó, các nhà tạo lập chính sách lại phải nghĩ đến những công cụ mới để bổ trợ cho lãi suất điều hành. Trong đó, khối lượng và cấu phần của bảng cân đối của NHTW được sử dụng để định hướng các mức lãi suất. Đồng thời, phát triển các công cụ điều hành khác để phục hồi hệ thống tài chính và giảm thiểu sự truyền dẫn của các cú sốc tài chính đến nền kinh tế. Để làm được điều này, khuôn khổ điều hành của NHTW phải linh hoạt và phức tạp hơn so với giai đoạn trước khủng hoảng.

Lạm phát mục tiêu là nền tảng để xây dựng một khuôn khổ CSTT rộng và linh hoạt hơn, có khả năng duy trì tăng trưởng, ổn định hệ thống tài chính và giảm thất nghiệp. Kỳ vọng lạm phát vẫn cần một "cái neo" trong khi các nền kinh tế giải quyết vấn đề về nợ do các chính phủ thường có xu hướng bơm tiền vào nền kinh tế để giải quyết nợ, động thái này thường gây lạm phát.

Lạm phát mục tiêu và tính độc lập của NHTW là giải pháp tốt để ngăn các chính trị gia in tiền, bơm vào nền kinh tế. Việc mở rộng bảng cân đối của NHTW và ngay cả việc in tiền đều là những lựa chọn có thể cân nhắc, nhưng cam kết về mục tiêu lạm phát trong trung hạn vẫn phải được đảm bảo.

_________________

Tài liệu tham khảo:

1. Is Inflation targeting dead? – Central Banking after the crisis, Centre for Economic Policy Research (CEPR).

2. Inflation targeting: Fix it, don’t scrap it, Michael Woodford, University of Chicago.

3. Flexible inflation targeting: performance and challenges, BIS.