Làm sao để tiết kiệm chi tiêu hơn?
(Tài chính) Để giúp bạn tiết kiệm hơn trong chi tiêu hàng ngày, chúng tôi xin chia sẻ một vài bí quyết hay.
1. Ghi chú lại rõ ràng vào cuối ngày rằng trong hôm nay bạn đã tiêu những gì, bao nhiêu tiền. Việc ghi ra như thế cho bạn kiểm soát chặt chẽ chính hầu bao của mình, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra phần chi nào là không cần thiết và có thể cắt bớt. Tập thói quen này, bạn sẽ biết cân nhắc hơn trước khi mở ví trong những ngày sau.
2. Ăn vặt là một nhu cầu cần thiết. Nhưng ăn vặt có nhất thiết phải ăn cho kì no mới thôi? Bạn nên lưu ý về vấn đề này để không "đói con mắt” mà gọi đầy bàn thức ăn, trong khi chỉ cần gọi một nửa số đó đã đủ cho các bạn nhâm nhi vui vẻ và lưng bụng rồi.
3. Tận dụng và chịu khó tìm kiếm là điều dễ thực hiện nhất để tiết kiệm một khoản lớn. Bạn cần mua một cái móc chìa khóa dạng túi để đựng tiền xu, vé xe? Sao không tự làm một cái nhỏ từ vải vụn? Bạn cần mắt kính, đồng hồ? Trước khi mua mới sao không hỏi thử gia đình, bạn bè, ai không còn dùng nữa thì nhượng rẻ lại cho bạn.
4. Xe buýt, xe số là hai phương tiện vận chuyển tiết kiệm và tiện lợi nhất hiện nay. Nếu ở thành phố, bạn có thể dễ dàng đến nơi mình muốn bằng xe buýt và đi bộ một đoạn xem như tập thể dục. Còn nếu bạn cảm thấy xe buýt không đủ tiện lợi, thì bạn nên lựa chọn mua một chiếc xe số thay vì mua xe tay ga, bạn sẽ nhận ra mình tiết kiệm được bao nhiêu là tiền xăng nếu hỏi một người bạn chạy tay ga đấy!
5. Mình có thật sự cần món đồ ấy không? Hãy đặt ra một mức giá tiền tối đa mà bản thân ta cho phép chi tiêu trong tháng. Ví dụ: ba trăm nghìn. Thế thì nếu có một món đồ, hay một việc cần chi quá ba trăm nghìn, bạn phải cho bản thân vài ngày để suy nghĩ. Nếu chỉ là mong muốn nhất thời, bạn sẽ quên nhanh nó đi. Điều quan trọng là bạn phải nghiêm túc tự hỏi bản thân: rằng bạn có thật sự cần tiêu tiền cho việc này hay không?
6. Tham gia các hội chợ thanh lý: bán quần áo cũ, vật dụng không dùng đến để đổi lại tiền và sắm sửa những thứ cần thiết hơn. Đây là một cách xoay vòng đồ đạc rất đơn giản mà dễ thực hiện đấy.
7. Tập chia nhỏ tiền đặt vào ví mỗi ngày. Ít tiền trong ví, bạn sẽ tiêu “nhẹ” tay lại hơn. Bạn sẽ nảy sinh cảm giác lo lắng rằng “lỡ không đủ tiền về thì sao”, với những suy nghĩ kìm hãm đó, bạn sẽ sớm làm quen với nhịp sống tiết kiệm và chỉ chi những thứ cần thiết. Một điều lưu ý nữa là nên đặt thẻ ATM vào ngăn “bí mật” của ví để tránh bản thân “túng quá làm liều” mà chạy đi rút tiền xài. Như thế càng thâm hụt ngân sách của bạn hơn mà thôi. ATM là để “cứu nguy”, không phải ví tiền thứ hai của bạn.
2. Ăn vặt là một nhu cầu cần thiết. Nhưng ăn vặt có nhất thiết phải ăn cho kì no mới thôi? Bạn nên lưu ý về vấn đề này để không "đói con mắt” mà gọi đầy bàn thức ăn, trong khi chỉ cần gọi một nửa số đó đã đủ cho các bạn nhâm nhi vui vẻ và lưng bụng rồi.
3. Tận dụng và chịu khó tìm kiếm là điều dễ thực hiện nhất để tiết kiệm một khoản lớn. Bạn cần mua một cái móc chìa khóa dạng túi để đựng tiền xu, vé xe? Sao không tự làm một cái nhỏ từ vải vụn? Bạn cần mắt kính, đồng hồ? Trước khi mua mới sao không hỏi thử gia đình, bạn bè, ai không còn dùng nữa thì nhượng rẻ lại cho bạn.
4. Xe buýt, xe số là hai phương tiện vận chuyển tiết kiệm và tiện lợi nhất hiện nay. Nếu ở thành phố, bạn có thể dễ dàng đến nơi mình muốn bằng xe buýt và đi bộ một đoạn xem như tập thể dục. Còn nếu bạn cảm thấy xe buýt không đủ tiện lợi, thì bạn nên lựa chọn mua một chiếc xe số thay vì mua xe tay ga, bạn sẽ nhận ra mình tiết kiệm được bao nhiêu là tiền xăng nếu hỏi một người bạn chạy tay ga đấy!
5. Mình có thật sự cần món đồ ấy không? Hãy đặt ra một mức giá tiền tối đa mà bản thân ta cho phép chi tiêu trong tháng. Ví dụ: ba trăm nghìn. Thế thì nếu có một món đồ, hay một việc cần chi quá ba trăm nghìn, bạn phải cho bản thân vài ngày để suy nghĩ. Nếu chỉ là mong muốn nhất thời, bạn sẽ quên nhanh nó đi. Điều quan trọng là bạn phải nghiêm túc tự hỏi bản thân: rằng bạn có thật sự cần tiêu tiền cho việc này hay không?
6. Tham gia các hội chợ thanh lý: bán quần áo cũ, vật dụng không dùng đến để đổi lại tiền và sắm sửa những thứ cần thiết hơn. Đây là một cách xoay vòng đồ đạc rất đơn giản mà dễ thực hiện đấy.
7. Tập chia nhỏ tiền đặt vào ví mỗi ngày. Ít tiền trong ví, bạn sẽ tiêu “nhẹ” tay lại hơn. Bạn sẽ nảy sinh cảm giác lo lắng rằng “lỡ không đủ tiền về thì sao”, với những suy nghĩ kìm hãm đó, bạn sẽ sớm làm quen với nhịp sống tiết kiệm và chỉ chi những thứ cần thiết. Một điều lưu ý nữa là nên đặt thẻ ATM vào ngăn “bí mật” của ví để tránh bản thân “túng quá làm liều” mà chạy đi rút tiền xài. Như thế càng thâm hụt ngân sách của bạn hơn mà thôi. ATM là để “cứu nguy”, không phải ví tiền thứ hai của bạn.