Lịch sử thăng trầm của công nghệ đám mây
Công nghệ đám mây là thuật ngữ được biết tới rộng rãi trong những năm gần đây. Cloud computing bao gồm các nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… được trang bị trong máy chủ ảo (đám mây) trên Internet, có nhiều ưu điểm hỗ trợ người dùng.
Điểm khác biệt của Cloud computing
Thay vì bỏ ra chi phí khổng lồ để mua và duy trì sử dụng các phần mềm, ứng dụng, công cụ quản lí mỗi năm, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng Cloud computing, có thể thuận lợi truy cập vào nguồn tài nguyên lưu trữ trong “đám mây (cloud)” thông qua Internet.
Lịch sử phát triển của Cloud computing
Công nghệ đám mây phát triển từ lưới điện và điện toán tiện ích, cung cấp dịch vụ ứng dụng (Application Service Provider), và phần mềm như dịch vụ (Software as a Service).
Những năm sáu mươi, ý tưởng phát triển một “mạng máy tính khổng lồ” được đề xuất bởi JCR Licklider, người chịu trách nhiệm phát triển ARPANET.
Những năm 1990, với sự hỗ trợ của Internet, công nghệ đám mây mới có cơ hội phát triển. Sự ra đời của Salesforce.com năm 1999 là cột mốc quan trọng tiên phong cho sự bùng nổ của công nghệ đám mây sau này. Ian Foster và Carl Kesselman công bố khái niệm “The Grid” – điện toán lưới, nơi người dùng có thể cắm vào lưới điện và sử dụng dịch vụ trả tiền theo số tiêu thụ. Mô hình này là ý tưởng khơi nguồn cho việc xây dựng một mạng lưới máy tính tương tự.
Nhưng những trở ngại về dữ liệu cư trú và công nghệ trở thành rào cản to lớn khiến mô hình này chậm trễ phát triển. Năm 2002, Các chuyên gia về lưới điện châu Âu – Mỹ đã cùng nhau nghiên cứu, đưa ra giải pháp điện toán lưới.
Cùng năm, Amazon Web Services ra đời, cung cấp một hệ thống dịch vụ lưu trữ, tính toán và trí tuệ nhân tạo thông qua Amazon Mechanical Turk dựa trên công nghệ đám mây. Tiếp tục thành công, năm 2006, Amazon ra mắt điện toán đám mây Elastic Compute của nó (EC2), một dịch vụ web thương mại cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê máy chủ.
Năm 2009, Web 2.0 ra đời. Google và các công ty khác bắt đầu tham gia vào lĩnh vực này, đưa ra giải pháp cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp thông minh như Google Apps.
Hiện nay, công nghệ đám mây đã rất phổ biến. Amazon cung cấp những giải phát quản lí thông mình dựa trên công nghệ đám mây như Amazon S3 (Simple Storage Service). Ngoài ra, những “Ông lớn” như Google, EXA, Microsoft, HP... cũng tham gia phát triển mô hình mạng này. Không chỉ những doanh nghiệp nhỏ, nhiều công ty tầm cỡ, mô hình lớn cũng đã áp dụng công nghệ đám mây vào quy trình quản lí và làm việc.