Ly hôn và hậu quả tài chính sau ly hôn

Theo taichinhcuatoi.vn

(Tài chính) Ly hôn là điều không ai muốn nghĩ đến nhưng không có cuộc hôn nhân nào có thể “miễn dịch” hoàn toàn với nó. Nếu bạn đang chuẩn bị cho một cuộc ly hôn, bạn nên chuẩn bị tài chính cho riêng mình để đảm bảo bạn sẽ không gặp khủng hoảng tài chính sau ly hôn.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dưới đây vào một vài mẹo nhỏ bạn có thể tham khảo:

1. Xác định cuộc sống sau ly hôn của bạn sẽ thay đổi như thế nào, bạn cần làm những gì để thích nghi với cuộc sống mới, từ đó chuẩn bị kết hoạch lập ngân sách cho riêng mình.

Có rất nhiều điều khó tránh khỏi nếu bạn ly hôn và sống một mình, sẽ có nhiều khoản chi phí tốn kém hơn rất nhiều so với khi bạn sống chung. Vì vậy, nếu bạn không chuẩn bị trước kế hoạch ngân sách, xác định sau khi ly hôn bạn sẽ sống như thế nào, phải làm gì để chi trả cho những khoản phí sinh hoạt cho dù bạn có thu nhập cao, hay thấp; sẽ ở một mình hay ở cùng người thân thì ly hôn sẽ gây ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống sau này của bạn.

2. Đóng tất cả các tài khoản tín dụng chung trước khi ly hôn và bắt đầu mở tài khoản riêng.

Việc đóng các tài khoản tín dụng chung sẽ giúp bạn tránh việc phải gánh các khoản nợ chung không cần thiết. Bạn vẫn sẽ phải trả tất cả các khoản nợ trong tài khoản chung khi muốn đóng tài khoản đó, nhưng bạn càng làm sớm thì bạn càng bảo vệ được nhiều tài sản của bạn.

3. Kiểm tra các báo cáo tín dụng trước khi ly hôn

Kiểm tra các báo cáo tín dụng trước khi bắt đầu thủ tục ly hôn hoặc đang trong quá trình ly hôn là vô cùng quan trọng. Đơn giản bởi rất có thể sẽ xảy ra sai sót hoặc tranh chấp nào đó mà bạn cần phải giải quyết trước khi ly hôn để tránh sự phiền phức sau này.

4. Bán nhà và các tài sản có giá trị khác

Rất nhiều người phụ nữ muốn giữ nhà vì lý do tình cảm. Tuy nhiên, việc đó lại không khả thi về mặt tài chính, bạn nên nghĩ theo chiều hướng tích cực rằng bạn sẽ có một khoản tiền tiết kiệm, khoản hưu trí sau khi bán bớt một số tài sản đi bởi một số tài sản sau khi ly hôn sẽ trở thành tiêu sản đối với bạn.

5. Hãy thực tế. Ảnh hưởng từ các cuộc tranh cãi trước tòa sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều cho chi phí pháp lý.

Tốt hơn hết bạn nên vạch ra và thống nhất với vợ (hoặc chồng) của mình chi tiết tất cả các tài sản. Nếu bạn có thái độ thù hằn với đối phương và muốn tước tài sản từ tay họ qua tòa án, bạn sẽ tốn rất nhiều tiền cho các chi phí pháp lý và nhiều khi kết quả là những gì bạn nhận được không nhiều bằng các khoản chi phí mà bạn phải trả. Vì vậy, tốt hơn hết là khi đôi bên có thể cùng ngồi xuống, thẳng thắn giải quyết các vấn đề.