Mẹo tiết kiệm chi tiêu cho gia đình nhỏ
(Tài chính) Tiết kiệm các chi phí mua sắm dễ nhưng lại khó. Nếu bạn chỉ cần không kỷ luật một chút thôi thì sẽ bị cuốn vào cơn lốc shopping ngay. Vậy làm thế nào để chi tiêu luôn hợp lý và có thể giúp bạn tích lũy chút ít tiền dư giả?
Nên biết cách cân đối trong chi tiêu hằng tháng
Bạn hãy tạo cho mình thói quen tốt bằng cách mỗi tháng bạn nên dùng một quyển sổ để ghi ra mức lương mà bạn có trong tháng đó. Bạn dự định sẽ tiêu hết bao nhiêu? Và khoản dành dụm được của bạn sẽ là chừng nào?
Trên cơ sở đó bạn hãy luôn nhớ những định mức mà mình đã đặt ra và hãy chi tiêu đúng theo những con số đã định.
Có tham vọng
Tham vọng, mơ ước trong khả năng có thể cũng là những mục tiêu rất tốt mà bạn nên hướng tới. Việc luôn đề ra cho bản thân mình những mơ ước và tham vọng sẽ là động lực thúc đẩy bạn biết cách tiết kiệm trong chi tiêu.
Ví như với mức lương hiện tại, bạn mong muốn sẽ mua được một căn nhà trong vòng 5 năm chẳng hạn, và để thực hiện được ước mơ ấy bạn cần có nhiều tiền, mà muốn có nhiều tiền không có cách nào khác là bạn phải tự tiết kiệm và dành dụm.
Sử dụng ví tiền là một thói quen tốt
Dùng ví để đựng tiền tưởng chừng như một thói quen rất đơn giản, nhưng lại đem đến cho bạn hiệu quả trong việc tiết kiệm tiền đấy.
Đừng cho rằng ví tiền thì chỉ để cất giữ tiền, mà thêm vào đó bạn hãy để thêm cả những hóa đơn thanh toán như hóa đơn đi siêu thị, hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại…
Việc để thêm các loại hóa đơn trong ví sẽ là một cách tốt để luôn “nhắc nhở” bạn những khoản phải chi cố định hằng tháng, từ đó bạn có định hướng tốt hơn trong khâu chi tiêu.
Lên danh sách khi đi mua sắm
Lên danh sách mỗi khi đi mua sắm sẽ giúp bạn chi tiêu có mục đích hơn, không bị vượt kế hoạch.
Trước khi đi mua sắm bạn nên viết ra những món đồ cần mua, và khi tới siêu thị thì chỉ nên đến đúng khu vực bày những mặt hàng đó để lựa chọn món đồ cần mua.
Bởi đôi khi nếu không “lập trình” sẵn kế hoạch trong khi đi mua sắm, bạn sẽ dễ dàng bị hút hồn bởi những băng rôn, quảng cáo, những lời mời chào ngọt ngào nghe rất lọt tai, và bạn lại muốn “rinh” ngay món hàng đó về, như vậy kế hoạch chi tiêu của bạn lại bị đổ bể, và bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm cho những mục đích và tham vọng đã đề ra.
Những mẹo nhỏ đơn giản
Ngoài ra cũng xin “bật mí” thêm cho bạn những cách tiết kiệm tiền cực kỳ đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả:
- Ví như bạn có nhu cầu muốn tìm một cuốn sách tham khảo hay cuốn sách phục vụ cho quá trình học tập, đừng vội tới hiệu sách mà mua ngay nó về nhà, mà thay vào đó hãy bớt chút thời gian lên thư viện và đọc nó.
- Nếu gia đình bạn có tủ lạnh, hãy luôn giữ cho tủ lạnh đầy. Bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được điện năng hao tốn. Nếu bạn không có đủ đồ ăn để lấp đầy tủ lạnh trống rỗng, bạn nên để vào đó đơn giản chỉ những chai nhựa có chứa nước lọc.
- Không nên đi siêu thị với cái bụng trống rỗng. Bởi khi đó bạn sẽ mua nhiều đồ ăn hơn. Thay vào đó bạn nên đi siêu thị chỉ sau khi đã ăn.
- Mỗi tháng, sau khi nộp tiền điện thoại xong, nên ngồi và kiểm tra lại danh sách các cuộc gọi trên hóa đơn để từ đó tìm ra và cắt giảm những cuộc gọi nào là không thích đáng, ví như đó là những cuộc điện thoại tán gẫu, không có nội dụng thông báo và tính chất quan trọng.
- Nên mua hàng với khối lượng lớn nếu bạn có thể, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn, bởi hiểu đơn giản rằng khi mua với số lượng lớn giá thành sẽ rẻ hơn so với mua lẻ, mua ít. Tuy nhiên nên lưu ý và kiểm tra hạn dùng của sản phẩm, xem loại sản phẩm đó có thể để trong thời gian dài được không? Những mặt hàng khuyên nên mua với số lượng lớn như dầu gội đầu, xà phòng, nước rửa bát hoặc bột giặt…
- Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu cho dù là nhỏ nhất. Bạn hãy dùng nhật ký chi tiêu, bạn nên ghi sổ nhật ký chi tiêu hằng ngày để biết xem mỗi ngày bạn đã chi tiêu hết bao nhiêu và tiết kiệm được bao nhiêu. Cân nhắc và loại trừ những món đồ không hợp lý và chính đáng.
- Không dùng tiền lẻ. Không nên mang nhiều tiền mặt trong ví và cũng không nên mang nhiều tiền lẻ. Nên bỏ tiền lẻ, tiền xu vào heo đất. Sau mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ bất ngờ với khoản tiền có trong đó.
- Nấu ăn tại nhà: chi phí cho đồ ăn thức uống chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Hơn thế nữa, nấu ăn tại nhà sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bạn gái có khả năng tự thể hiện tài nấu nướng của mình hoặc có thể học hỏi những món ăn mới cho cả nhà cùng thưởng thức.
- Nếu đã phải mua thứ gì, đặc biệt những thứ có tần suất sử dụng cao, dùng lâu dài thì nên mua những thứ có chất lượng tốt nhất trong điều kiện kinh tế cho phép: việc này giúp bạn không tốn kém cho việc sửa chữa hoặc thay mới.
Bạn hãy tạo cho mình thói quen tốt bằng cách mỗi tháng bạn nên dùng một quyển sổ để ghi ra mức lương mà bạn có trong tháng đó. Bạn dự định sẽ tiêu hết bao nhiêu? Và khoản dành dụm được của bạn sẽ là chừng nào?
Trên cơ sở đó bạn hãy luôn nhớ những định mức mà mình đã đặt ra và hãy chi tiêu đúng theo những con số đã định.
Có tham vọng
Tham vọng, mơ ước trong khả năng có thể cũng là những mục tiêu rất tốt mà bạn nên hướng tới. Việc luôn đề ra cho bản thân mình những mơ ước và tham vọng sẽ là động lực thúc đẩy bạn biết cách tiết kiệm trong chi tiêu.
Ví như với mức lương hiện tại, bạn mong muốn sẽ mua được một căn nhà trong vòng 5 năm chẳng hạn, và để thực hiện được ước mơ ấy bạn cần có nhiều tiền, mà muốn có nhiều tiền không có cách nào khác là bạn phải tự tiết kiệm và dành dụm.
Sử dụng ví tiền là một thói quen tốt
Dùng ví để đựng tiền tưởng chừng như một thói quen rất đơn giản, nhưng lại đem đến cho bạn hiệu quả trong việc tiết kiệm tiền đấy.
Đừng cho rằng ví tiền thì chỉ để cất giữ tiền, mà thêm vào đó bạn hãy để thêm cả những hóa đơn thanh toán như hóa đơn đi siêu thị, hóa đơn điện nước, hóa đơn điện thoại…
Việc để thêm các loại hóa đơn trong ví sẽ là một cách tốt để luôn “nhắc nhở” bạn những khoản phải chi cố định hằng tháng, từ đó bạn có định hướng tốt hơn trong khâu chi tiêu.
Lên danh sách khi đi mua sắm
Lên danh sách mỗi khi đi mua sắm sẽ giúp bạn chi tiêu có mục đích hơn, không bị vượt kế hoạch.
Trước khi đi mua sắm bạn nên viết ra những món đồ cần mua, và khi tới siêu thị thì chỉ nên đến đúng khu vực bày những mặt hàng đó để lựa chọn món đồ cần mua.
Bởi đôi khi nếu không “lập trình” sẵn kế hoạch trong khi đi mua sắm, bạn sẽ dễ dàng bị hút hồn bởi những băng rôn, quảng cáo, những lời mời chào ngọt ngào nghe rất lọt tai, và bạn lại muốn “rinh” ngay món hàng đó về, như vậy kế hoạch chi tiêu của bạn lại bị đổ bể, và bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm cho những mục đích và tham vọng đã đề ra.
Những mẹo nhỏ đơn giản
Ngoài ra cũng xin “bật mí” thêm cho bạn những cách tiết kiệm tiền cực kỳ đơn giản nhưng cũng rất hiệu quả:
- Ví như bạn có nhu cầu muốn tìm một cuốn sách tham khảo hay cuốn sách phục vụ cho quá trình học tập, đừng vội tới hiệu sách mà mua ngay nó về nhà, mà thay vào đó hãy bớt chút thời gian lên thư viện và đọc nó.
- Nếu gia đình bạn có tủ lạnh, hãy luôn giữ cho tủ lạnh đầy. Bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được điện năng hao tốn. Nếu bạn không có đủ đồ ăn để lấp đầy tủ lạnh trống rỗng, bạn nên để vào đó đơn giản chỉ những chai nhựa có chứa nước lọc.
- Không nên đi siêu thị với cái bụng trống rỗng. Bởi khi đó bạn sẽ mua nhiều đồ ăn hơn. Thay vào đó bạn nên đi siêu thị chỉ sau khi đã ăn.
- Mỗi tháng, sau khi nộp tiền điện thoại xong, nên ngồi và kiểm tra lại danh sách các cuộc gọi trên hóa đơn để từ đó tìm ra và cắt giảm những cuộc gọi nào là không thích đáng, ví như đó là những cuộc điện thoại tán gẫu, không có nội dụng thông báo và tính chất quan trọng.
- Nên mua hàng với khối lượng lớn nếu bạn có thể, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều tiền hơn, bởi hiểu đơn giản rằng khi mua với số lượng lớn giá thành sẽ rẻ hơn so với mua lẻ, mua ít. Tuy nhiên nên lưu ý và kiểm tra hạn dùng của sản phẩm, xem loại sản phẩm đó có thể để trong thời gian dài được không? Những mặt hàng khuyên nên mua với số lượng lớn như dầu gội đầu, xà phòng, nước rửa bát hoặc bột giặt…
- Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu cho dù là nhỏ nhất. Bạn hãy dùng nhật ký chi tiêu, bạn nên ghi sổ nhật ký chi tiêu hằng ngày để biết xem mỗi ngày bạn đã chi tiêu hết bao nhiêu và tiết kiệm được bao nhiêu. Cân nhắc và loại trừ những món đồ không hợp lý và chính đáng.
- Không dùng tiền lẻ. Không nên mang nhiều tiền mặt trong ví và cũng không nên mang nhiều tiền lẻ. Nên bỏ tiền lẻ, tiền xu vào heo đất. Sau mỗi tháng, mỗi năm bạn sẽ bất ngờ với khoản tiền có trong đó.
- Nấu ăn tại nhà: chi phí cho đồ ăn thức uống chiếm một khoản ngân sách khá lớn. Hơn thế nữa, nấu ăn tại nhà sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho bạn gái có khả năng tự thể hiện tài nấu nướng của mình hoặc có thể học hỏi những món ăn mới cho cả nhà cùng thưởng thức.
- Nếu đã phải mua thứ gì, đặc biệt những thứ có tần suất sử dụng cao, dùng lâu dài thì nên mua những thứ có chất lượng tốt nhất trong điều kiện kinh tế cho phép: việc này giúp bạn không tốn kém cho việc sửa chữa hoặc thay mới.