Nên cho ngân hàng thêm thời gian
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia ngân hàng cho rằng, chưa nên áp dụng Thông tư 02 vào thời điểm này để giảm áp lực cho các tổ chức tín dụng (TCTD), qua đó hỗ trợ họ cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
PV: Nhưng vừa qua nhiều ý kiến cho rằng, cần phải lùi thời hạn áp dụng Thông tư 02/TT-NHNN của NHNN. Ông có đồng tình quan điểm này?

TS. Cấn Văn Lực,
Chuyên gia ngân hàng
Chưa hết, chi phí tăng, ngân hàng e dè trong việc giảm lãi suất cho vay. Và như vậy các DN không có nhiều cơ hội tiếp cận vốn rẻ. Qua đó, mục tiêu của Chính phủ, NHNN đẩy tăng trưởng tín dụng 12% đảm bảo hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khó có thể đạt được. Bởi vậy, theo tôi, việc lùi thời hạn thực thi Thông tư 02 sẽ tốt hơn cho nền kinh tế trong bối cảnh hiện nay.
Trong trường hợp đề xuất trên được chấp thuận, theo ông thời gian trì hoãn nên là bao lâu?
Theo tôi có hai phương án. Phương án đầu tiên có thể là Thông tư 02 lùi hết năm nay, nhưng gia hạn đến hết quý II/2014 đối với Quyết định 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Bởi nếu áp dụng Thông tư 02 thì đồng nghĩa với Quyết định 780 sẽ hết hiệu lực. Như vậy rất nhiều khách hàng “nhảy” nhóm.
Phương án 2, có thể trì hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm 1 năm, đồng thời hết hiệu lực Quyết định 780. Việc trì hoãn này nhằm cho các ngân hàng thêm thời gian chuẩn bị tinh thần, làm quen với cách tính, phương pháp phân loại nợ mới để khi triển khai Thông tư 02 không gặp vướng mắc.
Nhưng, nếu sang năm 2014 tình hình kinh tế vĩ mô vẫn chưa cải thiện nhiều thì liệu có tiếp tục trì hoãn không, thưa ông?
Theo tôi, không đẩy lùi quá lâu, chỉ nên trì hoãn một lần và chỉ nên gia hạn tối đa 1 năm. Điều này vừa thể hiện sự kiên định trong điều hành chính sách cũng như tiến gần đến chuẩn mực quốc tế. Theo thông lệ quốc tế nói chung, đồng thời trong lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng bao giờ các quy định phân loại nợ cũng sẽ phải siết chặt hơn. Còn thời điểm nào áp dụng thì như hai phương án trên tôi đã trình bày.
Cũng có ý kiến cho rằng, những quy định mới tại Thông tư 02 chặt chẽ hơn so với thế giới, liệu áp dụng tại Việt Nam có phù hợp?
Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng, khi soạn thảo Thông tư 02, NHNN đã nghiên cứu kỹ theo thông lệ quốc tế, và đương nhiên có tính đến đặc thù của Việt Nam mới đưa ra những quy định như vậy. Đây được coi là bước tiến dài của NHNN trên lộ trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và tiệm cận gần hơn với những chuẩn mực quốc tế.
Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!