Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF, một trong những "hòn đá tảng" nhằm kiểm soát tình hình cân bằng chiến lược toàn cầu mới đây đã bị cả Nga lẫn Mỹ đình chỉ hiệu lực.Với diễn biến trên, thế giới đang đứng trước nguy cơ quay trở lại một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản 2 của thời đại 4.0 với mức độ nguy hiểm cao gấp nhiều lần trước kia.Sở dĩ Hiệp ước INF có vai trò rất quan trọng là bởi vì nó ngăn được viễn cảnh hai siêu cường quân sự có thể triển khai vũ khí hạt nhân ngay sát lãnh thổ của nhau.Khác với tên lửa liên lục địa, tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung gần như không cho đối phương có đủ thời gian để kịp phản ứng trước những mối đe dọa.Do vậy ngay sau khi tuyên bố phát triển vũ khí mới, cả Nga lẫn Mỹ đều đang tích cực tìm quốc gia nào cho phép mình triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung trên lãnh thổ của họ.Nga là quốc gia "nổ phát súng" đầu tiên khi công bố kế hoạch đàm phán với Cuba để triển khai tên lửa Iskander-M trên quốc đảo này, bởi khoảng cách tới Mỹ chỉ chưa đầy 150 km.Trong khi đó mặc dù hệ thống căn cứ quân sự của Mỹ vẫn dày đặc khắp châu Âu nhưng không dễ dàng cho Washington để thuyết phục đồng minh cho phép mang vũ khí hủy diệt hàng loạt tới đó.Lý do cũng rất dễ hiểu, đó là chẳng có quốc gia châu Âu nào mong muốn mình trở thành đối tượng trả đũa của Nga khi họ chắc chắn sẽ hủy diệt căn cứ tên lửa Mỹ trong trường hợp phát hiện mối nguy cơ.Tưởng như Mỹ đang đi vào ngõ cụt thì mới đây đã xuất hiện diễn biến rất đáng quan tâm, mang lại cho họ lợi thế rất lớn trước Nga khi kế hoạch triển khai Iskander-M tại Cuba còn gặp trục trặc.Giải pháp của Mỹ rất có thể sẽ là đàm phán với Ukraine để đặt trên lãnh thổ quốc gia Đông Âu này một hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên cạn.Ngoài tên lửa đánh chặn SM-2/3, bệ phóng thẳng đứng Mk 41 còn có thể sử dụng để triển khai tên lửa hành trình Tomahawk lắp đầu đạn hạt nhân tầm bắn từ 1.500 - 2.500 km.Trong khi đó khoảng cách từ biên giới Ukraine đến thủ đô Moskva của Nga chỉ vào khoảng 750 km, tức là "trái tim nước Nga" sẽ bị uy hiếp một cách nghiêm trọng.Sở dĩ Ukraine được xem là ứng viên số 1 là vì những căng thẳng giữa Kiev với Moskva thời gian gần đây liên tục gia tăng, đến mức Ukraine thậm chí còn có kế hoạch khôi phục vũ khí hạt nhân.Ngoài ra Ukraine còn đang xúc tiến tham vọng trở thành thành viên chính thức của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO cũng như Liên minh châu Âu - EU.Để thực hiện những dự định trên, Ukraine sẽ phải cân nhắc việc tái trang bị vũ khí hạt nhân, bởi nếu làm vậy con đường gia nhập các định chế trên sẽ chông gai hơn nhiều.Giải pháp cho phép Mỹ đặt tên lửa trên lãnh thổ mình có thể là phương án tối ưu, vừa tạo ra sự răn đe cần thiết với Nga lại không bị trói buộc bởi các hiệp ước đa phương, viễn cảnh trên chắc chắn đang khiến Moskva cảm thấy cực kỳ lo lắng.

Nga "hoảng hồn" trước viễn cảnh tên lửa hạt nhân Mỹ được đặt tại Ukraine

Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn

Sau khi cùng chính thức tuyên bố hủy bỏ Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung - INF, cả Nga và Mỹ đang tích cực tìm địa điểm nhằm triển khai vũ khí chiến lược của mình.

Tin nổi bật