Sau một thời gian sử dụng các loại tiêm kích hạng nặng của Nga bao gồm Su-30MK2, Su-27SKM/UBM thì Không quân Indonesia đã tỏ ra rất ấn tượng với tính năng của chúng.Điều này dẫn đến việc vào tháng 11/2015, Jakarta cùng với Moskva đã đàm phán hợp đồng cung cấp 11 chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4+ Su-35S và đến tháng 2/2018 thì việc ký kết đã hoàn thành.Bộ Thương mại Indonesia cho biết thương vụ này trị giá 1,14 tỷ USD, bao gồm điều khoản rất hấp dẫn là Indonesia có thể thanh toán bằng hình thức hàng đổi hàng bao gồm dầu cọ, cà phê, trà và cao su với tổng trị giá 570 triệu USD.Theo dự kiến thì Indonesia sẽ nhận 2 chiếc Su-35 đầu tiên vào tháng 10 năm nay, nhưng mới đây ông Mohamed Vahid Supriyadi - Đại sứ Indonesia tại Nga lại thông báo kế hoạch này đã bị lùi lại 1 năm, tới tháng 10/2019.Việc chậm trễ giao hàng như trên theo giải thích từ các quan chức hai nước thì là do phải đàm phán lại về các mặt hàng Indonesia sẽ mang ra trao đổi để nhận về tiêm kích Su-35.Mặc dù vậy lời giải thích này không được tin tưởng cho lắm vì trong suốt 3 năm đàm phán, Jakarta và Moskva đã thống nhất kỹ lưỡng mọi điều khoản rồi mới tiến tới ký chính thức hợp đồng.Mặc dù vậy lời giải thích này không được tin tưởng cho lắm vì trong suốt 3 năm đàm phán, Jakarta và Moskva đã thống nhất kỹ lưỡng mọi điều khoản rồi mới tiến tới ký chính thức hợp đồng.Indonesia là quốc gia có mối quan hệ hợp tác kinh tế - quốc phòng rất chặt chẽ với Mỹ, do vậy họ phải coi trọng lời cảnh báo từ Washington để không khiến tình hình xấu đi.Nếu cố gắng mua Su-35 bằng mọi giá thì Indonesia sẽ đứng trước nguy cơ giống Thổ Nhĩ Kỳ, đó là bị cắt nguồn vũ khí và đảm bảo hậu cần với những phương tiện quân sự do Mỹ sản xuất.Cần lưu ý rằng Indonesia cùng với Ấn Độ thuộc diện được Mỹ miễn trừ áp dụng Đạo luật CAATSA, tuy nhiên đó không phải là miễn trừ vô điều kiện.Mỹ quy định rõ nếu muốn mua vũ khí Nga thì quốc gia trong diện miễn trừ CAATSA phải giảm phụ thuộc vào Moskva và tăng cường hợp tác với Washington.Để đáp ứng yêu cầu này, bên cạnh hợp đồng mua vũ khí Nga thì Ấn Độ đã phải mua sắm trang thiết bị quốc phòng từ Mỹ với giá trị còn lớn hơn, điều này Indonesia chưa làm được.Trước tình hình trên, nguy cơ Nga bị đổ bể hợp đồng cung cấp 11 tiêm kích đa năng Su-35S cho Không quân Indonesia là cực cao, do ngân sách quốc gia Đông Nam Á này không dồi dào như Ấn Độ để có thể "đu dây" giữa hai cường quốc.Nếu điều này xảy ra, Nga có thể lựa chọn một trong hai phương án để giải quyết số Su-35 tồn kho, đầu tiên là biên chế luôn cho không quân mình những chiến đấu cơ "ế hàng" này. Hoặc còn một cách thức giải quyết nữa đó là Moskva sẽ tìm một đối tác nước ngoài khác nhằm thanh lý với giá ưu đãi để gỡ gạc phần nào chi phí sản xuất.

Nga thanh lý giá rẻ số tiêm kích Su-35 dự kiến giao cho Indonesia?

Theo Bạch Dương/anninhthudo.vn

Hợp đồng cung cấp tiêm kích đa năng Su-35S mà Indonesia ký với Nga đang đứng trước nguy cơ rất lớn sẽ bị hủy bỏ.

Video nổi bật