Ngành Thuế cam kết hành động: Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới
Ngày 1/11/2012, Tổng cục Thuế ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam, nhằm thể hiện những giá trị, tầm nhìn, phương châm hành động, đồng thời cũng là cam kết về trách nhiệm của ngành thuế trước Đảng, Nhà nước, các tổ chức cá nhân và cộng đồng xã hội.
Theo Vụ trưởng - Phó trưởng ban thường trực Ban Cải cách và hiện đại hoá, Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Quang Tiến, tuyên ngôn là tuyên bố có giá trị lâu dài về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và niềm tin mà một tổ chức theo đuổi. Đối với ngành thuế, từ khi thành lập đến nay chưa thực sự có tuyên ngôn theo đúng nghĩa của một tổ chức mà mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các khẩu hiệu tuyên truyền như “nộp thuế để xây dựng bảo vệ tổ quốc”, “nộp thuế là nghĩa vụ của công dân”... và tuyên truyền các khẩu hiệu này dưới hình thức các panô, áp phích, tờ rơi tại một số điểm công cộng.
Các khẩu hiệu này mới chỉ tập trung vào việc tuyên truyền giải thích về bản chất tốt đẹp của thuế và nghĩa vụ của người nộp thuế mà chưa thể hiện được phương châm hành động, trách nhiệm và những giá trị mà cơ quan thuế cam kết mạng lại cho người dân. Do đó, việc ra quyết định ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam, trong đó luôn coi trọng và gìn giữ các giá trị “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới” là thể hiện một cách chính thức những tôn chỉ hành động mà cơ quan thuế cam kết trước Đảng, Nhà nước các tổ chức cá nhân và cộng đồng xã hội.
Các khẩu hiệu này mới chỉ tập trung vào việc tuyên truyền giải thích về bản chất tốt đẹp của thuế và nghĩa vụ của người nộp thuế mà chưa thể hiện được phương châm hành động, trách nhiệm và những giá trị mà cơ quan thuế cam kết mạng lại cho người dân. Do đó, việc ra quyết định ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam, trong đó luôn coi trọng và gìn giữ các giá trị “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới” là thể hiện một cách chính thức những tôn chỉ hành động mà cơ quan thuế cam kết trước Đảng, Nhà nước các tổ chức cá nhân và cộng đồng xã hội.
Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt đã đặt ra mục tiêu rất cao cho ngành thuế, đó là đưa Việt Nam trở thành một trong 4 nước đứng đầu khu vực Đông Nam Á có mức độ thuận lợi về thuế; cải cách thủ tục hành chính thuế tiếp tục được đẩy mạnh; đồng thời áp dụng thuế điện tử toàn diện trong công tác quản lý thuế. Để đạt được mục tiêu đó, cần có hai điều kiện tiên quyết đó là, nỗ lực vượt bậc của cơ quan thuế và sự ủng hộ của cộng đồng. Do vậy, việc ban hành Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam sẽ đảm bảo để toàn ngành thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phục vụ các tổ chức cá nhân, DN; công tác kiểm tra, đánh giá hiệu lực hiệu quả của việc thực hiện Tuyên ngôn sẽ là tiền đề để thực hiện các mục tiêu cốt lõi, qua đó thể hiện quyết tâm xây dựng cơ quan thuế chuyên nghiệp, hiện đại, là đối tác tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân trong việc thực thi pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Về những tác động của Tuyên ngôn đối với đội ngũ cán bộ công chức ngành thuế cũng như DN, ông Tiến cho biết, sau khi ban hành tuyên ngôn, các chức năng nhiệm vụ, nguyên tắc chỉ đạo, định hướng phát triển của cơ quan thuế sẽ được tuyên truyền sâu rộng đến từng cán bộ, công chức thuế, để đảm bảo sự thống nhất ý chí trong tổ chức về sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, phương châm hành động và trách nhiệm. Với bốn tiêu chí rõ ràng của Tuyên ngôn lần này là Minh bạch, Chuyên nghiệp Liêm chính và Đổi mới, mỗi cán bộ thuế sẽ coi đó như là tấm gương để soi rọi cho những hành động của mình theo đúng chuẩn mực đã cam kết.
Đối với người dân và cộng đồng xã hội, qua tuyên ngôn sẽ có thêm một kênh để trao đổi, phản hồi thông tin với cơ quan quản lý. Bởi tuyên ngôn sẽ là thước đo để người nộp thuế có thể lấy đó làm căn cứ đối chiếu với các hành vi của cơ quan thuế nói chung và của từng công chức, viên chức ngành thuế nói riêng, trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Do đó, cộng đồng DN có vai trò quan trọng trong việc giám sát thực thi các cam kết trong tuyên ngôn và góp phần làm cho hình ảnh công chức, viên chức thuế ngày càng thân thiện, chuyên nghiệp hơn; công tác quản lý thuế ngày càng rõ ràng minh bạch, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Về các giải pháp để Tuyên ngôn ngành thuế Việt Nam đi vào cuộc sống, Vụ trưởng Nguyễn Quang Tiến chia sẻ, Tổng cục Thuế đã có văn bản chỉ đạo cơ quan thuế các cấp xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền để phổ biến, quán triệt nội dung đến từng cán bộ thuế cũng như cộng đồng DN. Tại website của Tổng cục Thuế cũng như một số địa phương, bốn giá trị mà cơ quan thuế theo đuổi sẽ được đăng tải ở những vị trí trang trọng nhất. Trong toàn ngành, các giá trị mà cơ quan thuế cam kết sẽ thay thế toàn bộ các nội dung tuyên truyền trước đây.
Sau khi tuyên ngôn được ban hành, ngành thuế đang tiến hành xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động công tác quản lý thuế, trong đó có những chỉ tiêu do tổ chức, cá nhân, DN đánh giá để đảm bảo tính khách quan; đồng thời xây dựng bản mô tả yêu cầu công việc theo từng chức năng quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể, thường xuyên chỉ đạo, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong đơn vị tự giác thực hiện nghiêm túc nội dung tuyên ngôn, gắn việc thực hiện tuyên ngôn với công tác thi đua khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ.
Sau khi tuyên ngôn được ban hành, ngành thuế đang tiến hành xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá hoạt động công tác quản lý thuế, trong đó có những chỉ tiêu do tổ chức, cá nhân, DN đánh giá để đảm bảo tính khách quan; đồng thời xây dựng bản mô tả yêu cầu công việc theo từng chức năng quản lý thuế và phục vụ người nộp thuế. Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể, thường xuyên chỉ đạo, giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ công chức trong đơn vị tự giác thực hiện nghiêm túc nội dung tuyên ngôn, gắn việc thực hiện tuyên ngôn với công tác thi đua khen thưởng và bổ nhiệm cán bộ.
Đặc biệt, để giám sát chặt chẽ việc thực hiện ngoài lực lượng nòng cốt là bộ phận kiểm tra nội bộ tại cơ quan thuế các cấp, Tổng cục Thuế sẽ thành lập các đoàn kiểm tra với thành phần là lãnh đạo một số Vụ, đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, nhằm đảm bảo việc triển khai tuyên ngôn được thực hiện theo đúng yêu cầu đặt ra, đem lại hiệu quả cao cho cả ngành thuế và xã hội.