Chùa Khải Đoan nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định).Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến.Sau khi được ban Sắc tứ xây dựng (một tấm vải màu vàng ghi lại lệnh của vua), Hoàng hậu Nam Phương (vợ vua Bảo Đại) được chỉ định giám sát quá trình thực hiện. Chùa ban đầu chỉ xây nhà giảng và phần hậu tổ, đến năm 1953 thì xây thêm chánh điện.Chùa nằm trên khu đất rộng gần 4 ha. Qua hơn 60 năm tồn tại, chùa trải qua đợt đại trùng tu vào rằm tháng 3 âm lịch năm 2012, đến 2/10 âm lịch năm 2016 thì khánh thị trở lại.Đợt trung tu đã dỡ bỏ hoàn toàn kiến trúc cũ và chỉ giữ lại phần chánh điện, các tượng Phật và một số cột chèo.Chánh điện là công trình chính của chùa, nằm trên 320 mét vuông đất, được chia làm hai gian chính.Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế, còn nửa sau được xây theo lối hiện đại.Hiện Khải Đoan là trụ sở của Phật giáo tỉnh Đắk Lắk, được người dân quen gọi là chùa lớn hay chùa tỉnh.

Ngôi chùa được ghép từ tên vợ chồng vua Khải Định

Theo Phong Vinh/vnexpress.net

Chùa Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk được khởi công xây dựng vào năm 1951 và là nơi nhận Sắc tứ cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn.

Tin nổi bật