Nhiều sai phạm về đất đai, khoáng sản tại Bình Định
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2004 – 2011.
Theo Cơ quan này, trong thời gian trên, việc giao đất, cho thuê đất tại nhiều dự án của địa phương này đã vi phạm pháp luật về đất đai, luật khoáng sản. Đặc biệt, việc xác định nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất còn nhiều vi phạm. Các cơ quan chức năng của Bình Định đã tổ chức xác định giá trị thu tiền sử dụng đất đối với một số dự án thiếu thực tiễn dẫn đến phải thay đổi phương án nhiều lần, thất thu cho ngân sách.
Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh không sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không đồng bộ với quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt. Tỉnh Bình Định cũng đã ban hành một số văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế tại địa phương, nhưng chậm điều chỉnh; nhiều văn bản thiếu nhất quán, mang tính tình thế.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã không lập quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương, chưa thực hiện khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chỉ đạo của Chính phủ. Để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản lấn chiếm vào hàng nghìn ha rừng phòng hộ ven biển, cấp phép khai thác khi chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng…
Theo Thanh tra Chính phủ, tỉnh Bình Định còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý doanh nghiệp (DN) trong việc thực hiện các thủ tục về pháp lý, tài chính trong quá trình khai thác. Nhiều DN khai thác không đúng thiết kế, quy trình, kém hiệu quả, không tiến hành phục hồi môi trường…
Về giá trị tài chính, Thanh tra Chính phủ phát hiện số tiền sai phạm hơn 50,7 tỷ đồng chủ yếu là tiền sử dụng đất của các DN. Cùng với đó là số tiền sử dụng đất và thuê đất mà các DN vẫn đang nợ hợn 210 tỷ đồng và 96.000 USD cũng được Thanh tra Chính phủ kiến nghị phải thu hồi.
Tuy nhiên, trong phần kiến nghị của mình, thay vì nêu đích danh các cá nhân, tổ chức có vi phạm, phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra hàng loạt sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ chỉ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan, không nêu đích danh, cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào như đã áp dụng khi thanh tra nội dung tương tự tại Đà Nẵng vừa qua.
Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở những sai phạm, cơ quan này chỉ kiến nghị xử lý ở mức “chung chung” đối với các đối tượng có liên quan. Cụ thể xử lý trách nhiệm những cá nhân, tổ chức nào, mức độ ra sao phải chờ báo cáo của tỉnh Bình Định sau khi Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo.
Đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh không sát với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, không đồng bộ với quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt. Tỉnh Bình Định cũng đã ban hành một số văn bản không phù hợp với quy định của pháp luật và thực tế tại địa phương, nhưng chậm điều chỉnh; nhiều văn bản thiếu nhất quán, mang tính tình thế.
Đáng chú ý, trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đã không lập quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của địa phương, chưa thực hiện khoanh định vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo chỉ đạo của Chính phủ. Để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản lấn chiếm vào hàng nghìn ha rừng phòng hộ ven biển, cấp phép khai thác khi chưa có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng…
Theo Thanh tra Chính phủ, tỉnh Bình Định còn để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý doanh nghiệp (DN) trong việc thực hiện các thủ tục về pháp lý, tài chính trong quá trình khai thác. Nhiều DN khai thác không đúng thiết kế, quy trình, kém hiệu quả, không tiến hành phục hồi môi trường…
Về giá trị tài chính, Thanh tra Chính phủ phát hiện số tiền sai phạm hơn 50,7 tỷ đồng chủ yếu là tiền sử dụng đất của các DN. Cùng với đó là số tiền sử dụng đất và thuê đất mà các DN vẫn đang nợ hợn 210 tỷ đồng và 96.000 USD cũng được Thanh tra Chính phủ kiến nghị phải thu hồi.
Tuy nhiên, trong phần kiến nghị của mình, thay vì nêu đích danh các cá nhân, tổ chức có vi phạm, phải chịu trách nhiệm trong việc để xảy ra hàng loạt sai phạm trên, Thanh tra Chính phủ chỉ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định xử lý các cá nhân, tổ chức liên quan, không nêu đích danh, cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào như đã áp dụng khi thanh tra nội dung tương tự tại Đà Nẵng vừa qua.
Theo lý giải của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở những sai phạm, cơ quan này chỉ kiến nghị xử lý ở mức “chung chung” đối với các đối tượng có liên quan. Cụ thể xử lý trách nhiệm những cá nhân, tổ chức nào, mức độ ra sao phải chờ báo cáo của tỉnh Bình Định sau khi Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo.