Những sai lầm khiến bạn thất bại khi kinh doanh nhà hàng, quán ăn
Kinh doanh nhà hàng chính là một trong những ngành nghề rủi ro về tài chính cao nhất khiến tiền bạc của bạn “đội nón ra đi” nhanh nhất. Dưới đây là những sai lầm khiến bạn thất bại khi kinh doanh nhà hàng
Không lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể
Khi bạn kinh doanh ở bất cứ một lĩnh vực nào, bạn đều phải vạch ra hướng đi cụ thể, ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng tháng, quý, năm.
Kinh doanh quán ăn cũng vậy , việc tạo ra một bản kế hoạch tốt có tính khả thi cao sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn trở nên trơn tru hơn.Tuy vậy, bạn cũng cần phải linh hoạt, thay đổi liên tục tùy theo nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng. Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh là để giúp bạn phác thảo, cân nhắc các yêu cầu đầu tư theo năng lực tài chính và nhu cầu thị trường.
Nội dung của bản kế hoạch kinh doanh tối thiểu cần phải có được các thông số sau: bảng dự tính chi phí cố định ban đầu, dự tính số nhân sự, bảng tính toán tổng chi phí – lợi nhuận hàng tháng, điểm hòa vốn và kế hoạch tồn kho.
Chọn địa điểm kinh doanh - tưởng dễ mà không hề đơn giản
Việc phân tích địa điểm kinh doanh là yêu cầu rất quan trọng khi bạn có ý định kinh doanh nhà hàng. Bạn phải ước tính được lưu lượng người qua lại khu vực đó là bao nhiêu (tối thểu phải đạt mức 100-180 lượt người/ phút), đặc thù giao thông khu vực bạn ở như thế nào (đường một chiều hay hai chiều? có chỗ để xe cho khách không? có ngập lụt mỗi khi mưa lớn?)...
Tất cả những điều nhỏ nhặt đó lại là vấn đề cốt yếu ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm kinh doanh của bạn thắng hay bại.
Những sai lầm mà những người có ý định kinh doanh nhà hàng thường vấp phải khi lựa chọn địa điểm kinh doanh chính là tâm lý muốn tận dụng mặt bằng của gia đình hoặc người thân để kinh doanh nhằm mục đích tiết kiệm chi phí thuê cửa hàng, hoặc thấy thiên hạ làm được, nhà hàng xóm làm được thì mình cũng làm được.
Có thể mặt bằng của nhà bạn rộng rãi, sạch sẽ, gần đường đi lại nhưng nếu bạn không tính toán một cách tỉ mỉ và logic, bạn vẫn có thể thất bại ngay trên chính mảnh đất của mình.
Thiếu vốn
Không những chỉ ở lĩnh vực nhà hàng – quán ăn mà việc thiếu vốn có thể thấy ở rất nhiều mô hình kinh doanh khác.
Thông thường, trong lĩnh vực ăn uống, bạn phải dự trữ 20-30% tổng kinh phí đầu tư để làm quỹ dự phòng vì trong 6 tháng đầu hoạt động, chắc chắn quán của bạn sẽ không thể đông khách như bạn mong muốn, đồng thời bạn sẽ thấy rất nhiều các khoản phải chi ra mà không hề có trong tính toán, chưa kể đến những rủi ro bất thường mà bạn có thể gặp phải trong kinh doanh (tại Smart Goal chúng tôi thường gọi đó là những khoản chi phí vô hình).
Hãy sẵn sàng để tránh rơi vào tình trạng “chưa ra đến chợ đã rơi hết tiền”.
Có tư tưởng bảo thủ
Tư tưởng bảo thủ là điều tối kỵ trong kinh doanh nhà hàng – quán ăn, là chủ quán, bạn phải luôn cân đối được sự phù hợp giữa đầu bếp – khách hàng – và bản thân bạn. Hãy tự hỏi, bạn sẽ “bán thứ khách hàng cần hay bán thứ bạn có?” Thật tuyệt vời nếu câu trả lời của bạn là “khách hàng cần đúng thứ bạn có”.
Ngoài ra thiết kế nhà hàng, tạo không gian quán cũng là một yếu tố không thế bỏ qua, đừng tự sắp xếp theo ý mình nếu bạn chưa có kinh nghiệm cũng như sự tính toán kỹ bởi việc sửa sai sẽ tốn thời gian và công sức nhiều hơn bạn tưởng đó. Hãy trở nên thoải mái và linh hoạt bằng cách trao đổi cụ thể với bộ phận thiết kế, xây dựng quán.
Làm việc theo team có thể làm thay đổi toàn bộ ý tưởng của bạn, nhưng điều đó chỉ nhằm mục đích chung là làm cho nhà hàng – quán ăn của bạn tốt lên mà thôi.
Phân tích sai thị trường
Chọn sai đối tượng khách hàng, định giá sản phẩm quá cao hoặc cạnh tranh với đối thủ quá mạnh đều là biểu hiện của việc phân tích thị trường không hợp lý. Và trên thực tế, việc làm này sẽ dẫn đến hậu quả thực sự khó lường.
Phân tích thị trường là bước làm có thể nói là không thể thiếu khi quyết định mở nhà hàng. Có rất nhiều chủ nhà hàng vì phân tích thị trường sai mà phải chịu thất bại ngay từ những tháng đầu kinh doanh. Hãy đánh giá đúng tiềm lực bản thân, chọn đúng đối tượng khách hàng và có chiến lược cạnh tranh hợp lý, bạn sẽ thành công.
Quản trị nhân sự không đúng cách
Phần lớn khi mở quán ăn, nhà hàng, nguồn nhân sự mà bạn nghĩ đến đầu tiên đó là người nhà. Tận dụng nhân lực sẵn có không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn nghiệp vụ là tình trạng chung của nhiều nhà hàng và quán ăn hiện nay.
Thêm vào đó là kỹ năng quản lý nhân sự yếu dẫn đến cost nhân sự không được đảm bảo. Tình trạng nhân viên lúc đông thì thiếu lúc vắng thì thừa thường xuyên xảy ra tại rất nhiều nhà hàng từ bình dân cho đến cao cấp.
Việc sắp xếp nhân sự không hợp lý, đào tạo nguồn nhân lực không chuyên nghiệp và quản lý nhân sự không hiệu quả đang là một sai lầm lớn mà chủ nhà hàng quán ăn đang gặp phải. Và đây chính là nguyên nhân khiến nhà hàng của bạn vẫn mãi dậm chân tại chỗ dù món ăn ngon và giá cả tốt.
Không coi trọng việc đào tạo nhân sự
Nhân viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh của nhà hàng – quán ăn của bạn. Nếu bạn cho rằng, việc đào tạo nhân viên là mất thời gian và chi phí thì đấy là một quan niệm khá sai lầm. Một nhà hàng – quán ăn nếu không xây dựng được quy chế làm việc nghiêm khắc thì chẳng mấy chốc, hình ảnh của nhà hàng bạn xấu đi trong mắt khách hàng.
Chỉ chú trọng kỹ năng nghiệp vụ
Đây cũng là một sai lầm các chủ kinh doanh nhà hàng thường xuyên mắc phải. Họ chỉ chú trọng đến phần kỹ năng nghiệp vụ như sếp bàn cho khách, bưng bê ra sao, ghi order của khách,…
Nhưng bạn lại quên rằng ý thức mới là vấn đề cốt lõi để điều khiến hành vi. Do đó, dù bạn có gắng sức thuyết giảng về các nghiệp vụ nhưng không thể thay đổi tư duy thì khó lòng khiến họ thực hiện theo.
Những nghiệp vụ về phục vụ về bản chất khá đơn giản, nên việc bạn cần làm là chú trọng đào tạo thái độ của nhân viên. Đơn giản vì đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên vấn đề cung cách phục vụ quan trọng hơn. Ngược lại, đối với nhân viên khu bếp, phần nghiệp vụ lại được đề cao hơn. Nhưng nếu nhân viên của bạn quá “bất hảo” thì không có lý do gì để bạn giữ lại họ.
Không kiểm soát được vấn đề tài chính
Việc không kiểm soát được vấn đề tài chính chính là kiểm soát doanh thu không chặt chẽ, tính toán chi phí không sát thực tế dẫn đến những khoản thất thoát tưởng nhỏ mà không hề nhỏ.
Bạn vẫn nghĩ mất một cái bát, một cái thìa, thất thoát một bát phở hay cái bánh mỳ là chuyện hết sức bình thường,nhưng bạn hãy tưởng tưởng mỗi ngày bạn mất đi một số lượng nhỏ đó thì một tháng bạn thất thoát bao nhiêu? Một quý là bao nhiêu? Và một năm là bao nhiêu? Con số sẽ lớn hơn bạn tưởng rất nhiều đấy.
Hãy kiểm soát chặt từ những việc nhỏ nhất cho đến những khoản thu chi lớn hơn, kiểm soát tốt chi phí chính là cách tốt nhất giúp bạn tăng doanh thu hàng ngày.
Coi thường tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ
Có rất rất nhiều chủ nhà hàng nghĩ rằng tôi chỉ cần có món ăn ngon, giá cả thấp thì dù chất lượng dịch vụ có tồi thì khách hàng vẫn đến với tôi.
Và trên thực tế có rất nhiều nhà hàng, quán ăn ở Việt Nam vẫn đang tồn tại với thực trạng như thế. Hẳn bạn đã nghe đến “phở chửi”, cháo chửi …hẳn bạn đã từng đến hoặc nghe bạn bè kể lại về những quán mà khi đến ăn bạn đã mất tiền mà vẫn phải nghe chủ quán chửi bới, thậm chí là đuổi đi.
Nhưng thực tế trên đời này, không có gì là vĩnh cửu, chẳng có gì là tốt nhất mãi mãi. Hôm nay món ăn của bạn có thể là ngon nhất nhưng ngày mai sẽ có người làm ngon hơn, hôm nay bí quyết của bạn là gia truyền thì ngày mai cũng sẽ có bí quyết khác bí truyền hơn.
Đừng chỉ chú ý đến chất lượng sản phẩm, hãy dùng chất lượng dịch vụ để giữ chân khách hàng. Nếu bạn mang đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tuyệt vời hơn cả mong đợi của họ thì dù món ăn của bạn có không ngon bằng món gia truyền kia thì khách hàng vẫn vui vẻ ở lại bên bạn.
Chiến dịch marketing thiếu chuyên nghiệp
Có đến 80% các quán ăn,nhà hàng hiện nay không chú trọng đến marketing. Nhà hàng nào khi khai trương cũng rầm rộ quảng cáo, khuyến mại…. nhưng khi đã đi vào hoạt động thì gần như họ quên bẵng đi việc làm này. Marketing nhà hàng đối với rất nhiều người là một việc gì đó xa xôi và không thực tế.
Bạn có muốn hình ảnh thương hiệu của mình phai nhạt trong tâm trí khách hàng? Bạn có muốn khách hàng nhẫm lẫn nhà hàng mình với thương hiệu khác? Hãy có một chiến lược marketing hiệu quả và dài hơi. Vì trên thực tế, việc thường xuyên đầu tư dù một khoản rất nhỏ doanh thu vào marketing sẽ mang đến cho bạn những lợi ích mà bạn không ngờ tới.