Obama là tổng thống tồi nhất cho kinh tế Mỹ?

Theo Forbes/Gafin

Dưới thời tổng thống Mỹ Barack Obama, kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm, số việc làm mới tạo ra ít hơn so với thời các tổng thống khác.

Obama là tổng thống tồi nhất cho kinh tế Mỹ?
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER) cho biết suy thoái kinh tế đã kết thúc cách đây 4 năm. Vì vậy, chính sách kinh tế của tổng thống Mỹ Barack Obama (Obamanomic) có khá nhiều thời gian để đưa Mỹ trở lại con đường hồi phục bền vững. Kết quả phục hồi từ các chính sách của ông Obama không thể so sánh với suy thoái mà là so với cuộc Đại suy thoái.

Theo ghi nhận của Ngân hàng Dự trữ Minneapolis, trong 10 cuộc suy thoái trước đó kể từ Đại suy thoái, kinh tế đã hồi phục lấy lại tất cả những gì đã mất trong suy thoái sau 25 tháng khi suy thoái bắt đầu.

Tuy nhiên, dưới thời ông Obama, tính đến tháng 4/2013, có 64 tháng sau khi việc làm tăng cao lên gần 5,5 năm nhưng kinh tế Mỹ vẫn chưa thực sự lấy lại tất cả những gì đã mất do suy thoái kinh tế. Tháng 4/2013, ước tính có khoảng 135,474 triệu người Mỹ có việc làm, giảm khoảng 2,6 triệu việc làm so với mức đỉnh 138,056 triệu người hồi tháng 1/2008.

Khoảng thời gian kinh tế phục hồi dưới thời ông Obama là dài nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Khoảng thời gian này là 43 tháng từ tháng 2/2009 khi gói kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD được thông qua cho đến tháng 8/2012.

Trong thực tế, trong suốt thời gian 65 năm từ tháng 1/1948 đến tháng 1/2013, không có tháng nào tỷ lệ thất nghiệp vượt quá 8% (trừ 26 tháng suy thoái từ 1981-1982).

Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp còn chưa tính đến hàng triệu người bị loại ra khỏi lực lượng lao động trong suốt thời kỳ suy thoái và thời kỳ phục hồi tồi tệ nhất kể từ Đại suy thoái của ông Obama. Mặc dù dân số lao động tăng 12 triệu từ khi suy thoái bắt đầu nhưng chỉ có 1 triệu người Mỹ được tính nằm trong độ tuổi lao động. Điều này tương đương với việc có 10 triệu người thiếu việc làm ở Mỹ.

Số người thất nghiệp trong tháng 1/2013 - cuối nhiệm kỳ đầu tiên của ông Obama là 7,7 triệu người, nếu tính thêm số người làm bán thời gian thì con số này lên tới 7,9 triệu người, theo báo cáo của Cục Thống kê Mỹ (BLS).

Tình trạng việc làm hiện nay cho thấy một thực tế cơ bản là kinh tế không phát triển dưới thời tổng thống Obama. Trong 10 cuộc suy thoái trước khi Obama lên nắm quyền, kinh tế Mỹ phục hồi 4,5% sau khi suy thoái bắt đầu và trong khoảng thời gian 4 năm. Hiện nay, 5 năm sau khi suy thoái bắt đầu, GDP chỉ tăng trưởng 3,2%. Trong khi đó, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, GDP tăng mạnh nhất 18,6%.

Kinh tế thời ông Obama còn tồi tệ hơn so với thời Tổng thống Bush. Jeffrey H. Anderson, thành viên cấp cao tại Viện nghiên cứu Thái Bình Dương cho biết, trước ông Obama, nhiệm kỳ thứ 2 của tổng thống Bush chứng kiến GDP tăng trưởng chậm nhất 1,9%. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP thực tế hàng năm thời ông Obama chỉ đạt 0,8%.

Thậm chí thời tổng thống Jimmy Carter, tăng trưởng GDP cũng gấp 4 lần so với nhiệm kỳ đầu của ông Obama. Theo ghi chú của Anderson, tăng trưởng GDP thực dưới thời ông Obama là tồi tệ nhất so với bất kỳ tổng thống nào trong 60 năm trở lại đây. Ngay cả khi tăng gấp đôi GDP thực lên thì vẫn là tồi tệ nhất.

Theo Anderson, GDP thực tế năm 2009 thấp hơn so với 3 năm trước (vào năm 2006). Điều này chỉ xảy ra vào 2 thời kỳ 1933 và 1934 - thời Đại khủng hoảng và 1946-1948 thời Chiến tranh thế giới lần II.

Trong lịch sử nước Mỹ, thời kỳ 1935-1937, GDP thực tăng cao nhất là 13,1% (1936) và thời kỳ 1949-1951 với 8,7% (1950). Điều này cho thấy kinh tế Mỹ chìm vào khủng hoảng nhiều hơn là phục hồi. Thời ông Obama, từ 2010-2012, GDP chỉ tăng 2,4% (2010).

Thêm vào đó, trong thời gian ông Obama cầm quyền, không những kinh tế tăng trưởng chậm, việc làm mới được tạo ra ít mà thu nhập còn giảm. Theo Cục điều tra dân số Mỹ, thu nhập hộ gia đình giảm 8% xuống khoảng 4.500 USD, có nghĩa là tầng lớp trung lưu đã mất một tháng lương. Thời tổng thống Bush, thu nhập hộ gia đình tăng 1,7%, tuy con số này là chưa đủ nhưng vẫn tốt hơn thời ông Obama.

Ông Obama cũng thất bại trong việc giảm số lượng người nghèo khi số người nghèo đói tăng gần 31% lên 49,7 triệu người, mức cao nhất trong hơn 50 năm. Đây là kết quả của tăng trưởng kinh tế chậm, tạo ra ít việc làm, tiền lương thực tế giảm.

Đồng thời, thay vì giảm thuế hỗ trợ sản xuất, ông Obama lại tập trung vào tăng lãi suất. Thay vì bãi bỏ quy định khiến chi phí kinh doanh tăng cản trở hoạt động sản xuất, ông Obama tăng thêm các quy định. Ngoài ra, trong 2 năm đầu nhiệm kỳ, thay vì cắt giảm chi tiêu thì ông Obama tăng chi tiêu.

Về chính sách tiền tệ, ông Obama lại theo đuổi chính sách làm mất giá tiền tệ thay vì củng cố USD ổn định. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc hạ lãi suất xuống mức kỷ lục gần bằng không nhiều năm nay.