Phát giác nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận thuế

Theo Mai Ka/bcd389.gov.vn

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, hệ thống đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã triển khai có hiệu quả, góp phần vào kết quả chung của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Năm 2017, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tiếp nhận nhiều tin báo, qua đánh giá, phân loại đã chuyển 59 tin báo có giá trị, 23 đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định. Nguồn: Intern
Năm 2017, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tiếp nhận nhiều tin báo, qua đánh giá, phân loại đã chuyển 59 tin báo có giá trị, 23 đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định. Nguồn: Intern

Với chức năng tiếp nhận, xử lý qua đường dây nóng gồm: Thông tin tố giác về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại; Thông tin tố giác cá nhân, đơn vị chức năng không thực hiện đúng, đầy đủ nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Năm 2017, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tiếp nhận nhiều tin báo, qua đánh giá, phân loại đã chuyển 59 tin báo có giá trị, 23 đơn khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền để xử lý theo quy định.

Có thể kể đến một số vụ điển hình đã được phát giác, xử lý thông qua đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia như sau: Ngày 28/8/2017, đường dây nóng của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã nhận được thông tin phản ánh về hoạt động in sách lậu xảy ra tại số nhà 270 Thụy Khuê, TP. Hà Nội. Văn phòng Thường trực đã chuyển thông tin đến chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để xác minh, xử lý; Ra quyết định phạt cơ sở trên với tổng số tiền 200 triệu đồng, tịch thu một phương tiện vi phạm là 01 máy in hiệu Misubish; Tịch thu, buộc tiêu hủy 8.700 cuốn sách giáo khoa; Đình chỉ hoạt động 09 tháng đối với doanh nghiệp Công ty Cổ phần đầu tư THD.

Hay như ngày 4/10/2017, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chuyển thông tin cho Ban Chỉ đạo 389 TP. Hà Nội về hành vi buôn bán các loại vòng bi giả thương hiệu các nước Nhật, Hàn Quốc và hàng không có nguồn gốc hợp pháp với số lượng lớn của Công ty TNHH Thương mại quốc tế Hồng Phát Việt Nam. Kết quả kiểm tra phát hiện gần 4.000 vòng bi các loại, nhãn hiệu Nhật Bản và Trung Quốc không có hóa đơn và chứng từ chứng minh nguồn gốc. Trị giá lô hàng khoảng 250 triệu đồng.

Từ kết quả bắt giữ, xử lý các vụ việc qua đường dây nóng, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 đã tham mưu cho Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhiều ý kiến, giải pháp quan trọng; Qua đó kiến nghị các bộ, ngành sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nhằm chấn chỉnh những bất cập bị lợi dụng để vi phạm, củng cố thẩm quyền, cơ sở pháp lý, kinh phí đảm bảo cho hoạt động của cơ quan chức năng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Xây dựng các kế hoạch chuyên đề trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt...; Xác lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng buôn lậu hoạt động có tổ chức, cầm đầu. Kiên quyết không để hình thành các tụ điểm tập trung hàng lậu, hàng giả, giải quyết kịp thời, dứt điểm các hiện tượng nổi cộm về buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả.