Cửu đỉnh đặt ở dưới thềm Hiển Lâm Các (phía trước sân Thế miếu) trong Hoàng thành Huế.Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1/3/1837.Đỉnh ở chính giữa có tên là Cao Đỉnh được đặt cao hơn các đỉnh còn lại.Cao Đỉnh được đặt cao hơn 8 đỉnh còn lại với hàm ý tôn vinh công lao to lớn của vị vua đầu tiên của triều Nguyễn là Nguyễn Ánh, niên hiệu Gia Long.9 đỉnh khác nhau về trọng lượng, bộ chân, cũng như bộ quai ở trên, đặc biệt khác ở hình chạm xung quanh mỗi đỉnh.Du khách thăm quan tìm hiểu và lưu lại những họa tiết trên Cửu đỉnh.Khách thăm quan ngồi nghỉ trên bậc thềm của Hiền Lâm Các và ngắm nhìn Cửu đỉnh.Hình tượng biển Đông Hải được khắc trên Cao đỉnh. Biển Đông Hải có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa được khắc vào năm 1836 dưới triều vua Minh Mạng.Hình tượng biển Nam Hải được khắc trên Nhân đỉnh. Nam Hải là phần lãnh hải nằm ở phía Nam của Nam bộ, tiếp giáp với hải phận của các nước Malaysia, Indonesia...Năm Minh Mạng thứ 17, nhà vua cho khắc hình tượng Ô thuyền lên Dụ đỉnh. Vào triều Nguyễn có trang bị loại thuyền này cho quân tuần tiễu dọc bờ biển bởi nó có buồm, có tay chèo nên tốc độ lướt sóng nhanh.Hình tượng Thuyền lâu được khắc trên Nhân đỉnh, là loại thuyền lớn đóng bằng gỗ tốt có tầng lầu đẹp (đây là thành tựu nổi bật của ngành đóng tàu thuyền của nước ta dưới thời nhà Nguyễn). Thuyền được dùng cho vua, hoàng gia hoặc các quan đại thần đi hộ giá.Hình tượng thuyền Hải đạo được khắc trên Nghị đỉnh. Thủy binh nhà Nguyễn điều động loại thuyền này rất linh hoạt trong chiến đấu và diễn tập trên sông nước.Hình tượng Lê thuyền được khắc trên Tuyên đỉnh. Đây là loại thuyền có 12 tay chèo dùng để đi trên biển khi có gió to và nước lớn chảy xiết khá an toàn.Hình tượng Đa tác thuyền được khắc trên Cao đỉnh. Vì thuyền lớn nên cũng gọi là tàu có khả năng đi biển được dài ngày, vượt đại dương.Hình tượng Hỏa phún đồng được khắc trên Huyền đỉnh. Đây là loại ống đồng đốt đạn, một loại vũ khí trang bị cho quân đội và cấp cho các đài quan sát trên núi cao dùng để phát hỏa lệnh khi có việc cấp báo.Hình tượng cửa biển Thuận An được khắc trên Nghị đỉnh.Hình tượng chi chít hạt mưa (vũ) được khắc trên Huyền đỉnh. Theo Kinh Dịch, mưa thuộc về quẻ Khảm, tượng nước. Mưa là hiện tượng thời tiết, khí hậu do hơi nước bốc lên, ngưng tụ lại, rồi rơi xuống. Mưa tạo nên cân bằng sinh thái và sự sống của muôn loài.Hình ảnh Hải Vân sơn và Hải Vân quan được khắc trên Dụ đỉnh.Phía mặt sau của Cao đỉnh được khắc hình súng Thần công.Phía mặt sau của Cao đỉnh được khắc hình mặt trời.

Hoàng Sa và Trường Sa trên Cửu đỉnh ở Huế

Theo Trần Thanh Giang- Hoàng Quang Hà/vnanet.vn

Cửu đỉnh Huế không chỉ là báu vật quốc gia thể hiện cho quyền uy và sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mà còn được đánh giá là một bộ dư địa chí, một bộ bách khoa thư độc đáo về Việt Nam hồi đầu thế kỉ 19. Đặc biệt, trên Cửu đỉnh nhiều địa danh sông núi, biển đảo... của đất nước được thể hiện rất rõ ràng, minh xác. Điều đó cho thấy cha ông ta ngày trước rất ý thức về chủ quyền quốc gia, trong đó có vấn đề biển đảo.

Video nổi bật