Quản lý tiền như thế nào cho hợp lý?
Người Việt Nam chúng ta không được học cách quản lý tiền ngay từ nhỏ, vì thế đa số mọi người không thể kiểm soát tài chính của cá nhân cũng như gia đình, tình trạng nợ nần ngày càng gia tăng. Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ vừa triển khai chương trình “Tiết kiệm cho tương lai” nhằm hướng dẫn cách quản lý tiền, tiết kiệm tiền, nhất là cho giới trẻ.
Quản lý tiền như thế nào?
Quản lý tiền mặt là một quá trình bao gồm việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp, đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi và trả tiền cho các ngân hàng cung cấp những hoạt động thuộc quá trình quản lý tiền mặt kể trên. Quản lý tiền mặt quốc tế thường liên quan đến thuế và kế toán.
Quản lý tiền mặt là một quá trình phức tạp, nhất là khi xét trên phương diện quốc tế. Sau đây chúng ta hãy cùng xem xét một số cách quản lý tiền mặt có hiệu quả nhất mà các công ty hàng đầu thường áp dụng.
Tiêu tiền liền tay
Một anh chàng nhận được tháng lương đầu tiên thì phải khao khắp lượt cơ quan, gia đình, bạn bè cho đến đồng lương cuối cùng. Kết cục là một tháng ròng vật vã vì rỗng túi.
Một người trẻ khác mỗi lần nhận lương là rủ ngay hội bạn đi shopping, đến vũ trường. Tình cảnh cũng không khác mấy kẻ mới đi làm, luôn ở trong tình trạng thiếu tiền.
Ai cũng muốn hàng tháng có một khoản tiết kiệm nhất định. Sự phát triển xã hội và những mối quan hệ cá nhân đã khiến chúng ta phải chi tiêu nhiều hơn.
Theo các nhà nghiên cứu Mỹ thì phần lớn tiền được tiêu vào shopping, giải trí,… Chuyện ăn uống, học hành, chỉ chiếm phần nhỏ trong toàn bộ chi tiêu. Đó lại là những con đường ngắn nhất đưa người trẻ tới chỗ viêm màng túi, bởi shopping bao nhiêu cho đủ!
Quản lý tiền thế nào?
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định, giới trẻ chưa biết cách quản lý tiền, 43% những khoản chi của giới trẻ chẳng đem lại lợi ích gì. Tình trạng nợ nần, không có khoản tiền dự phòng cho những tình huống bất ngờ của bản thân và gia đình ngày càng tăng.
Theo website của trường Đại học Melbourne, Ôxtrâylia thì óc phán xét là chìa khoá để quản lý tiền hiệu quả. Phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng, phải biết cái áo, quyển sách sắp mua có thực sự cần cho mình không. Biết nói “không” trước những mặt hàng không có ích cho bản thân hay lời mời đi chơi chỉ làm tốn thời gian.
Chương trình “Tiết kiệm cho tương lai” của Hội đồng giáo dục cách tiết kiệm Mỹ không chỉ giáo dục cho SV tầm quan trọng của việc chi tiêu hợp lý, mà còn hướng dẫn họ những kỹ năng, công cụ cần thiết để quản lý chi tiêu hiệu quả nhất.
Tại sao chúng ta không triển khai một chương trình như vậy? Thanh niên Việt Nam đang có xu hướng “tiêu trước, trả sau”, một xu hướng dễ đưa con người đến chỗ tụt hậu!
5 lỗi cơ bản trong việc tiêu hoang:
- Không biết nói “không” trước những khoản chi không cần thiết như cả tuần đi vũ trường dù không biết nhảy.
- Không có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng, cái gì cũng muốn mua nhưng khi ngẫm lại thì thấy toàn mua những thứ không cần thiết.
- Không ghi chép các khoản chi để theo dõi.
- Không biết giá cả thị trường nên thường bị mua hớ.
- Cho đứa bạn đang nợ chồng chất vay tiền.