Quảng Trị - Vang mãi khúc tráng ca bất tử
Chiến tranh đã lùi xa gần 40 năm, những vết thương của chiến tranh trên mảnh đất Quảng Trị đang được lớp lớp thế hệ đi sau hàn gắn để phần nào làm dịu bớt nỗi đau, sự hy sinh mất mát… Trong chiến tranh, bom đạn kẻ thù đã giày xéo từng mét đất, từng ngọn cỏ nơi đây để rồi cũng vì thế mà Quảng Trị được biết đến với những nghĩa trang khổng lồ, chạy dài bát ngát đến vô tận.
Tôi từng tự hỏi, liệu còn có nơi nào trên trái đất này nỗi đau của sự hy sinh mất mát nhiều như ở Quảng Trị? Từ Thành cổ, Cửa Việt, Khe Sanh, Đường 9… mỗi tấc đất đều là túi bom đạn của quân thù và để rồi từ những chiến trường vô cùng ác liệt này, hàng ngàn người con ưu tú của Tổ quốc đã ngã xuống đem theo tuổi thanh xuân, đem theo bao hoài bão, ước nguyện hóa thân vào lòng đất, máu xương của các anh, các chị đã lẫn tan vào đất mẹ Quảng Trị, hòa vào mênh mang của sóng nước sông Thạch Hãn để thành phù sa bến bãi, thành cỏ cây, thành những ngọn gió rì rào...
Ẩn sâu dưới lớp lớp cỏ xanh non nơi Thành cổ còn nhiều những điều kỳ lạ, bí ẩn về người lính, để rồi những câu chuyện đó đang trở thành huyền thoại, cổ tích, lay động tâm can, đánh thức tình cảm và lương tri bao thế hệ... Có người lính quê tôi đã gác lại ước mơ, lên đường cấm súng chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lá thư anh gửi về cho gia đình giữa làn mưa bom bão đạn như càng thấy rõ hơn về ý chí can trường đến lạ kỳ:“…Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song do đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi, hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” và Anh viết cho người vợ mới cưới của mình…“Em thương yêu! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ! Chúng ta sống với nhau chẳng được là bao thì chiến tranh đã cướp đi của em bao nhiêu tình yêu thương trìu mến…khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện hãy cứ đi bước nữa vì đời còn trẻ lắm”... ”
Sau này tôi được nghe kể, chính những dòng chữ Anh để lại là nguồn động viên vô tận, là tình yêu, là sức sống và niềm tin mãnh liệt đối với chị.…“Vì nước anh không về. Thôi... với riêng em, thế cũng đủ! Em chỉ tiếc rằng thời gian bên nhau ngắn ngủi quá. Chúng mình chưa kịp có một đứa con. Mà anh ơi sao thế nhỉ? Tại sao anh ra đi đúng vào ngày chúng mình cưới nhau một năm trước? Mọi điều anh dặn em sẽ làm theo trọn vẹn. Duy có một điều em chẳng nghe đâu. Ngày mẹ còn sống, anh chị Chẩm, cô dì và chú bác cũng cứ khuyên thế, nhưng em sẽ ở vậy, đợi anh thêm mấy chục năm nữa. Chẳng có lâu gì. Ngày ấy chúng ta lại gặp nhau y như ngày mới cưới. Anh bằng lòng chứ? Anh Huỳnh ơi!”. Chị đã luôn làm theo những điều anh đã dặn trong thư, duy có một điều chị không thực hiện được, đó là không đi bước nữa mà ở vậy cho đến bây giờ.
Không ở đâu như mảnh đất Quảng Trị, bản anh hùng ca của chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại sinh động đến thế. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời đau thương và hào hùng của Dân tộc vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của mỗi người dân Đất Việt, vẫn ngân vang trong từng hơi thở và nhịp đập của hàng triệu trái tim...
Những ngày tháng 7 này, được về lại Quảng Trị, được chung tay góp sức cùng toàn ngành Tài chính và nhân dân cả nước tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất Quảng Trị bằng công trình nâng cấp Khu hành lễ Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9, thế hệ chúng tôi - những người đi sau xin tự nhủ rằng, mình sẽ sống có ý nghĩa hơn, phải cố gắng nhiều hơn để không hổ thẹn với những hy sinh mất mát của thế hệ cha anh đã ngã xuống cho nền độc lập, hoà bình của non sông, đất nước, để viết tiếp khúc tráng ca về Tổ quốc bất tử muôn đời…
Ẩn sâu dưới lớp lớp cỏ xanh non nơi Thành cổ còn nhiều những điều kỳ lạ, bí ẩn về người lính, để rồi những câu chuyện đó đang trở thành huyền thoại, cổ tích, lay động tâm can, đánh thức tình cảm và lương tri bao thế hệ... Có người lính quê tôi đã gác lại ước mơ, lên đường cấm súng chiến đấu theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lá thư anh gửi về cho gia đình giữa làn mưa bom bão đạn như càng thấy rõ hơn về ý chí can trường đến lạ kỳ:“…Thư này tới tay mẹ, chắc mẹ buồn lắm. Con của mẹ đã đi xa để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời. Con rất hiểu mẹ khổ đã nhiều, nay bao hy vọng nuôi con khôn lớn, song do đất nước có chiến tranh thì mẹ ơi, hãy lau nước mắt cho đời trẻ lâu, sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Mẹ đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau” và Anh viết cho người vợ mới cưới của mình…“Em thương yêu! Mọi lá thư đến với em là nguồn động viên em khi xa anh. Song lá thư này đến tay em là nỗi buồn nhất và có lẽ là nỗi buồn đầu tiên trong cuộc đời của em. Em ạ! Chúng ta sống với nhau chẳng được là bao thì chiến tranh đã cướp đi của em bao nhiêu tình yêu thương trìu mến…khi nhận được thư này hãy đừng buồn nhiều cho đời tươi trẻ. Nếu có điều kiện hãy cứ đi bước nữa vì đời còn trẻ lắm”... ”
Sau này tôi được nghe kể, chính những dòng chữ Anh để lại là nguồn động viên vô tận, là tình yêu, là sức sống và niềm tin mãnh liệt đối với chị.…“Vì nước anh không về. Thôi... với riêng em, thế cũng đủ! Em chỉ tiếc rằng thời gian bên nhau ngắn ngủi quá. Chúng mình chưa kịp có một đứa con. Mà anh ơi sao thế nhỉ? Tại sao anh ra đi đúng vào ngày chúng mình cưới nhau một năm trước? Mọi điều anh dặn em sẽ làm theo trọn vẹn. Duy có một điều em chẳng nghe đâu. Ngày mẹ còn sống, anh chị Chẩm, cô dì và chú bác cũng cứ khuyên thế, nhưng em sẽ ở vậy, đợi anh thêm mấy chục năm nữa. Chẳng có lâu gì. Ngày ấy chúng ta lại gặp nhau y như ngày mới cưới. Anh bằng lòng chứ? Anh Huỳnh ơi!”. Chị đã luôn làm theo những điều anh đã dặn trong thư, duy có một điều chị không thực hiện được, đó là không đi bước nữa mà ở vậy cho đến bây giờ.
Đứng lặng sau những hàng bia mộ bất tận, bạc màu nắng gió nhưng lung linh huyền ảo, tôi chợt nghĩ, ẩn sau dưới những nấm mộ ấy cho dù là mộ khuyết danh thì đó ắt hẳn phải là một cuộc đời hiển hiện. Các anh, các chị đã từng sống, từng yêu thương, ước vọng mà nếu không có chiến tranh có lẽ các anh, các chị đã có một số phận, một cuộc đời khác lắm…với các anh, các chị có lẽ Tổ quốc được đặt lên trên hết. Khi mà Tổ quốc lâm nguy thì không ai suy tính cho riêng mình…
Không ở đâu như mảnh đất Quảng Trị, bản anh hùng ca của chủ nghĩa anh hùng cách mạng lại sinh động đến thế. Chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời đau thương và hào hùng của Dân tộc vẫn còn hằn sâu trong tâm trí của mỗi người dân Đất Việt, vẫn ngân vang trong từng hơi thở và nhịp đập của hàng triệu trái tim...
Những ngày tháng 7 này, được về lại Quảng Trị, được chung tay góp sức cùng toàn ngành Tài chính và nhân dân cả nước tri ân các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống trên mảnh đất Quảng Trị bằng công trình nâng cấp Khu hành lễ Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9, thế hệ chúng tôi - những người đi sau xin tự nhủ rằng, mình sẽ sống có ý nghĩa hơn, phải cố gắng nhiều hơn để không hổ thẹn với những hy sinh mất mát của thế hệ cha anh đã ngã xuống cho nền độc lập, hoà bình của non sông, đất nước, để viết tiếp khúc tráng ca về Tổ quốc bất tử muôn đời…