Siết chặt cho vay tín chấp

Theo Đầu tư

Cùng với việc kiểm soát chặt tín dụng tiêu dùng, cầm cố chứng khoán và kinh doanh bất động sản, các ngân hàng đang xiết chặt cho vay tiêu dùng tín chấp. Chính điều này đã phần nào khiến khách hàng e ngại khi có nhu cầu vốn.

 

Cho vay tiêu dùng tín chấp được xem là loại hình tín dụng chứa đựng rủi ro cao, nên các nhà băng phải đưa ra điều kiện khắt khe hơn so với cho vay có tài sản đảm bảo. Chính điều này đã phần nào khiến khách hàng e ngại khi có nhu cầu vốn.

 

Giám đốc một phòng giao dịch của SeABank cho biết, để tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp của SeABank, khách hàng phải đáp ứng điều kiện là nhận lương qua tài khoản mở tại Ngân hàng trong ít nhất 6 tháng trước khi ký hợp đồng vay vốn. Đồng thời, phải có xác nhận thu nhập của cơ quan chủ quản...

 

Chính yếu tố buộc khách hàng phải nhận lương qua tài khoản mở tại ngân hàng vay vốn là rào cản hạn chế khách hàng tiếp cận vốn vay. Do đó, dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng tín chấp của các ngân hàng không tăng, cho dù hạn mức vốn cấp đối với một khách hàng lên đến hàng trăm triệu đồng.

 

SeABank cho biết, đối với loại hình tín dụng này, hiện tại, Ngân hàng chỉ triển khai được cho các cán bộ, nhân viên trong hệ thống có nhu cầu về vốn để mua nhà, đất trả góp cũng như vay tiêu dùng.

 

Tương tự, tại DongA Bank, Chương trình cho vay "24 phút" vốn thu hút được khá đông khách hàng vay vốn trước đây, đã bất đầu chững lại do nhưng nguyên nhân không phải xuất phát từ phía khách hàng, mà chủ yếu là Ngân hàng bắt đầu "siết" lại.

 

Theo một cán bộ cấp cao của DongA Bank, Ngân hàng đang tiếp tục rà soát lại khách hàng vay vốn tiêu dùng, nhằm hạn chế giảm thiểu rủi ro nợ quá hạn. Tại Lienviet Bank, muốn tiếp cận vốn vay tiêu dùng tín chấp, khách hàng phải có tài khoản nhận lương qua Lienviet Bank.

 

Với điều kiện như vậy, các khách hàng cá nhân đang công tác tại những doanh nghiệp chưa chi trả lương qua tài khoản hoặc những đơn vị có thực hiện, nhưng đã liên kết với ngân hàng khác cũng khó tiếp cận được vốn vay của Lienviet Bank.

 

Ông Trần Minh Khoa, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân của Eximbank cho biết, đối với hoạt động ngành ngân hàng, rủi ro lớn nhất vẫn là rủi ro tín dụng. Do đó, với tín dụng tiêu dùng, nhất là cho vay tín chấp, thì ở thời điểm nào cũng có rủi ro, chứ không phải chỉ riêng trong bối cảnh hiện nay. Điều quan trọng là ngân hàng phải có biện pháp quản lý rủi ro hiệu quát