A-10 Thunderbolt II (Thần sấm II) là loại máy bay tấn công mặt đất và chi viện hỏa lực trực tiếp cự ly gần của Không quân Mỹ, chiếc phi cơ này có 2 động cơ phản lực và buồng lái 1 chỗ ngồi.Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II được xem như cơn ác mộng của bộ binh và xe tăng đối phương, nó có khả năng sử dụng nhiều loại bom, rocket, tên lửa không đối đất có độ chính xác cao.Chiến công lớn nhất của chiếc A-10 chính là tại Chiến tranh Vùng Vịnh, khi nó được ghi nhận là tác giả đã bắn hạ hàng ngàn xe tăng, thiết giáp và xe tải các loại của Quân đội Iraq.Ngoài các loại vũ khí dùng để tấn công mặt đất thì chiếc A-10 Thunderbolt II còn mang được tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 Siderwinder để tự vệ trước tiêm kích đối phương.Để tăng cường khả năng chiến đấu cho cường kích A-10, Không quân Mỹ đã cho chiếc oanh tạc cơ này tiến hành một số bài tập không chiến đối kháng với những loại tiêm kích thực thụ.Điều này đã gây ra một sự bất ngờ không hề nhỏ, khi trên khung thân chiếc A-10 số hiệu 983 này có biểu tượng của tiêm kích F-16 Fighting Falcon cũng như F-22 Raptor, dấu hiệu nó đã chiến thắng hai chiến đấu cơ trên trong luyện tập đối kháng.Đây là điều bình thường của Không lực Hoa Kỳ, bởi vì tất cả chiến tích của máy bay bao gồm cả hoạt động trên chiến trường lẫn trong luyện tập đều được ghi dấu lên máy bay như một "thương hiệu" của phi công.Trường hợp điển hình có thể kể ra đây chính là thành tích của máy bay huấn luyện siêu âm T-38 Talon do các huấn luyện viên phi công lão luyện của Mỹ điều khiển trong bài tập không chiến quần vòng cự ly gần.Chiếc T-38 Talon nhờ vào sự nhanh nhẹn của mình tỏ ra không hề thua kém tiêm kích thực thụ, nó đã "bắn hạ" hàng chục chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor cũng như F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon trong luyện tập.Quay trở lại trường hợp của chiếc A-10, "chiến công" bắn hạ F-22 và F-16 của nó dù là trong diễn tập cũng phải hứng chịu không ít ý kiến nghi ngờ về tính xác thực.Khác với T-38 Talon có gốc là tiêm kích, A-10 chỉ thuần là một chiếc cường kích tầm thấp, nó có tốc độ chậm chạp và khả năng cơ động trong không gian hẹp khá kém.Bởi vậy xét trên tất cả các kịch bản thuận lợi nhất thì giới chuyên môn cũng không thể hình dung ra được kịch bản A-10 Thunderbolt II chiến thắng F-16 Fighting Falcon chứ chưa nói đến F-22 Raptor.Trong diễn biến mới nhất, hình ảnh của chiếc A-10 số hiệu 983 trên khi nó xuất hiện tại căn cứ không quân Yuma, bang Arizona cho thấy biểu tượng F-16 và F-22 đã bị xóa bỏ, cho thấy chiến công của nó không được công nhận.Đại diện Không lực Hoa Kỳ cũng chưa đưa ra lời giải thích vì sao họ lại đột ngột "bẻ còi" khi xác nhận thành tích chiến đấu của chiếc A-10 Thunderbolt II trên.Sự kiện này sẽ cần thêm một số phát biểu chính thức để công chúng cũng như giới truyền thông biết được thực chất điều gì đã diễn ra.

Sự thực cường kích A-10 Thunderbolt II "bắn hạ" tiêm kích tàng hình F-22 Raptor

Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn

Biểu tượng tiêm kích F-16 Fighting Falcon và cả F-22 Raptor được sơn trên thân một máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không lực Hoa Kỳ đã gây ra khá nhiều thắc mắc.

Tin nổi bật