Sáng ngày 28/4, tại Hội thảo "Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics", Bộ Công Thương đã công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2021. Trong đó nổi bật là thống kê kết quả xuất nhập khẩu của những tỉnh Top đầu và các địa phương nằm ở vị trí “cuối bảng” của cả nước.
Nhằm chia sẻ những kinh nghiệm, giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) phục hồi sau dịch cũng như tạo diễn đàn cho các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, DN trao đổi, hiến kế đưa ra những giải pháp nhằm kéo giảm chi phí cho DN trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), sáng ngày 6/4, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề “Tìm giải pháp kéo giảm chi phí xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp”.
Các cảng, ICD (cảng cạn) tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai hiện đã gần hết công suất khai thác. Tình trạng tồn bãi tăng cao ở cảng Cát Lái (TP. Hồ Chí Minh) do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đợt 4 là dẫn chứng điển hình. Điều này đòi hỏi cần có “nấc thang” cao hơn cho hạ tầng cảng trước tình hình mới, nhất là nâng cấp, phát triển dài hạn các công trình cảng và ICD mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%.
Hải Phòng được đánh giá là một trong những địa phương ở Việt Nam có nhiều tiềm năng cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics như: Có lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn nhất phía Bắc; có nhiều bến cảng với hệ thống thiết bị hiện đại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, an toàn phù hợp với phương thức vận tải thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động logistics tại Hải Phòng chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Để ngành dịch vụ logistics ở Hải Phòng phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập, thời gian tới, Thành phố cần triển khai đồng bộ các giải pháp phù hợp.
Các hãng tàu đã trót nhập hơn 1.100 container phế liệu không đủ điều kiện nhập khẩu, trở thành hàng tồn kho kéo dài phải có trách nhiệm tái xuất nhưng xem ra không dễ thực thi
Với sự bùng nổ của thương mại điện tử và Cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp logistics Việt Nam hiện đang phải đối mặt với những thay đổi to lớn trong môi trường kinh doanh, đặt ra những áp lực về năng lực tài chính, quản trị cũng như đổi mới, sáng tạo, cải tiến liên tục trong quá trình cung cấp dịch vụ. Trong bối cảnh đó, để tránh những cuộc đối đầu trực diện về giá cả và để tồn tại, phát triển thì hoạt động mua bán và sáp nhập được xem là xu thế tất yếu đối với các doanh nghiệp logistics Việt Nam.