Đến năm 2030 sẽ tăng giá trị gia tăng, nâng cao giá trị gạo xuất khẩu, giảm khối lượng xuất khẩu xuống còn khoảng 4 triệu tấn với kim ngạch tương đương khoảng 2,62 tỷ USD.
Với chi phí đầu vào tăng, nhu cầu của thị trường tăng, nguồn cung giảm, theo dự báo từ các chuyên gia kinh tế, với những "dữ liệu" đầu vào như thế thì giá gạo xuất khẩu trong những tháng cuối năm khó có thể không tăng.
Theo Tổng cục Thống kê, lượng xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2020, trong đó tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021.
Các tháng cuối năm vào đúng dịp thu hoạch vụ Thu Đông cũng là thời điểm nhu cầu nhập khẩu gạo từ các nước gia tăng. Ngoài khách hàng truyền thống Phillipines, năm nay có cả khách hàng đến từ Trung Quốc.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận chủng loại gạo xuất khẩu vào EU để hưởng ưu đãi hạn ngạch của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến, trình Chính phủ thông qua.
Ngày 18/4, Tổng cục Hải quan chỉ đạo các đơn vị hải quan kiểm tra thực tế để xác định lượng hàng hóa thực xuất khẩu, các đơn vị sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, không yêu cầu doanh nghiệp phải dỡ hàng ra khỏi container (đối với hàng hóa đóng trong container).