Trong năm 2023, trình cấp có thẩm quyền lộ trình thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó, đặc biệt quan tâm vấn đề lương, phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học. Có giải pháp khắc phục tình trạng công chức, viên chức có năng lực xin nghỉ việc, thôi việc.
Trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phân bổ hàng năm, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì xây dựng hệ thống tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến, chủ trì tổ chức các khoá tập huấn, bồi dưỡng quyết định các mức chi cụ thể cho phù hợp.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ quản lý chuyên ngành tổng hợp, báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ đối với đội ngũ viên chức.
Từ tháng 9/2020, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Đăng ký khai sinh muộn cho con không còn bị phạt; Quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên; Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp không quá 800.000 đồng/người/lần; “Trạm thu giá” lại trở về tên “trạm thu phí”...
Năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên, sức khoẻ, áp dụng cho tất cả các loại hình tuyển sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành Hướng dẫn tinh giản chương trình THCS và THPT, đây là lần đầu tiên trong lịch sử chương trình học phải cắt giảm do học sinh cả nước nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh truyền nhiễm.
Hà Nội có văn bản về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo 2019-2020. Văn bản này cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản ngoài quy định.
So với chương trình hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới giảm số môn học, số giờ học và có những môn học tích hợp, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành.