Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã bùng nổ, mang lại sư hỗ trợ đúng lúc, qua đó giúp Việt Nam dần thoát khỏi suy thoái thương mại toàn cầu.
Nghiên cứu của HSBC cho thấy, Việt Nam được lựa chọn vai trò là một cứ điểm sản xuất bởi có nền kinh tế kiên cường và mức lương cạnh tranh. Bất chấp những khó khăn trong hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn với doanh nghiệp nước ngoài.
Bất chấp những ồn ào về triển vọng tăng trưởng mờ nhạt và xu hướng địa phương hóa, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn tiếp tục đổ vào châu Á. Phần lớn các dự án đầu tư này tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu.
Tính chung toàn bộ khu vực châu Á, chuyên gia HSBC không tin rằng xu thế hạ lãi suất sẽ trở nên phổ biến trong năm nay mà sẽ cần phải chờ đến đầu năm sau.
Các dữ liệu kinh tế cho thấy, bước vào quý II/2023, thương mại vẫn trên đà suy yếu, xuất khẩu các nhóm ngành nghề chính, bao gồm điện tử, dệt may và nội thất, đều giảm ở mức hai con số. Trong bối cảnh đó, du lịch quốc tế phục hồi được xem là điểm sáng nhờ khách du lịch Trung Quốc trở lại.
Mặc dù khởi đầu năm 2023 nhiều thách thức nhưng với những dữ liệu bên ngoài của tháng 2/2023 tốt hơn so với kỳ vọng, Việt Nam vẫn thấy những cơ hội xuất hiện trong nghịch cảnh.
ASEAN có xu hướng phải củng cố tài khóa trong năm 2023, tốc độ triển khai sẽ chậm hơn ở Malaysia, Thái Lan và Philippines. Trong khi đó, Việt Nam, Singapore và Indonesia nhiều khả năng sẽ dẫn đầu khi chính phủ các nước này có kế hoạch/dự định đưa mức thâm hụt về mức trước đại dịch.
HSBC vừa điều chỉnh dự báo lạm phát cả năm của hầu hết các nền kinh tế ASEAN, trong đó Việt Nam là quốc gia duy nhất được điều chỉnh giảm, dù chỉ giảm nhẹ từ 3,7% xuống 3,5%.
Xuất khẩu trong tháng 4 tăng trưởng đặc biệt mạnh mẽ nhờ xuất khẩu điện tử nở rộ. Có thể thấy Việt Nam đã vươn mình, lột xác thành công, trở thành công xưởng sản xuất công nghệ của thế giới, giành thêm nhiều thị phần trong mảng xuất khẩu điện thoại và bộ vi xử lý.