Những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã khiến người tiêu dùng Việt Nam dễ dàng tiếp nhận các sàn thương mại điện tử (TMĐT), chủ yếu là để mua sản phẩm thiết yếu.
Mua thực phẩm, rau củ online thông qua siêu thị/chợ cư dân chung cư và được đưa hàng đến tận cửa hoặc trao tại sảnh chung cư, người bán và người mua hoàn toàn không tiếp xúc và giao dịch được chuyển khoản là cách các bà nội trợ ở các tòa nhà chung cư tại Hà Nội đi chợ trong những ngày thủ đô giãn cách.
Việc hạn chế nhân viên giao nhận hàng hóa của các sàn thương mại điện tử (không giống với hình thức vận chuyển người và shipper công nghệ) đã cắt đứt chuỗi lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng, khiến người dân có nhu cầu mua hàng hóa thiết yếu phải tập trung đến các siêu thị, chợ truyền thống tăng, kéo theo nguy cơ lây nhiễm ở khu vực công cộng cao.
UBND TP. Hà Nội đã yêu cầu Sở Công Thương chỉ đạo doanh nghiệp phân phối, siêu thị… dự trữ hàng hóa thiết yếu, bố trí phương tiện, nhân lực sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán lẻ; đẩy mạnh bán hàng qua các ứng dụng thương mại điện tử, bán hàng online, điện thoại, kể cả bán hàng 24/7 nếu thấy cần thiết.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tình trạng viết nhận xét không khách quan, nhận xét giả hoặc đăng nhận xét trên các sàn thương mại điện tử, blog và mạng xã hội để được nhận ưu đãi đã xuất hiện. Điều này khiến người tiêu dùng gặp khó khăn khi đưa ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ.
Cuộc đua số hóa sản phẩm dịch vụ và nâng cao trải nghiệm người dùng của các nhà băng đang ngày càng gay cấn. Rất nhiều dịch vụ tài chính đã được ngân hàng triển khai online, đặc biệt thời gian gần đây ngân hàng có thêm dịch vụ bán tài khoản ngân hàng số đẹp online, thậm chí livestream.
Trước kia, mua sắm online chủ yếu được đánh mạnh vào nhóm sản phẩm là quần áo, đồ gia dụng thì nay các mặt hàng “tươi sống” cũng có thể được ship tận tay người dùng chỉ bằng vài cú click.
Dù cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều vụ, nhưng tình trạng “livestream” bán hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử vẫn tràn ngập, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Kỳ Minh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) có cuộc trao đổi về vấn đề này.
Nghiên cứu mới nhất của Kaspersky cho thấy 60% người dùng internet tại Đông Nam Á nhận thấy thời gian trực tuyến của họ đã tăng nhiều trong thời gian qua, tuy nhiên 38% thừa nhận rằng cuộc sống bận rộn nên không chú ý đến an toàn khi online
Thời gian gần đây, rất nhiều app cho vay tiền hoạt động dưới hình thức tín dụng đen. Nếu trễ hẹn trả nợ, người vay sẽ bị các đối tượng bôi nhọ danh dự lên mạng xã hội.