Tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine, kéo theo các biện pháp trừng phạt kinh tế, liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và tác động tới doanh nghiệp?
Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường, đây là quý thứ tư liên tiếp GDP của Ấn Độ quay trở lại tăng trưởng tích cực sau hai quý suy giảm vào năm 2020. Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ 8,4% trong quý 2/2021 (từ tháng 7 tới tháng 9).
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Trong đó, Chính phủ đề ra một số mục tiêu cụ thể như: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; bội chi ngân sách Nhà nước bình quân 3,7% GDP...
Bài viết đánh giá tốc độ tăng GRDP tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn 2017-2019, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15%-20%.
Theo đánh giá của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua tương đương, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP bình quân đầu người đạt trên 10.000 USD.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua 11 tháng của năm 2020, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 542.757 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, sau 25 năm kể từ khi gia nhập ASEAN, hơn 10 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới. Riêng giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao, trên 15%.