Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa, sản phẩm gia công, sản xuất xuất khẩu, theo chính sách pháp luật về thuế hiện hành không bị giới hạn về thời gian tối đa được phép tồn kho, không giới hạn thời hạn tối đa phải thay đổi mục đích sử dụng.
Báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, lượng căn hộ tồn kho trong 1 năm đầu thường rơi vào khoảng 30-50%, song do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng tồn kho từ các dự án đã vượt qua mốc 50%.
Bộ Xây dựng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư các dự án mới phân khúc cao cấp do tình trạng mất cân đối giữa phân khúc trung, cao cấp và bình dân.
Lo ngại về tình trạng dư thừa hàng tồn kho, mới đây Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương kiểm soát chặt chẽ việc cho phép đầu tư mới các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, ước tính đến hết tháng 3/2020, nhập khẩu ô tô các loại chỉ đạt 23.000 xe, trị giá đạt 497 triệu USD, giảm 43,1% về lượng và giảm 43,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Trong báo cáo số 2237/BCT-XNK ngày 30/3 gửi Thủ tướng Chính phủ về rà soát tình hình sản xuất, tồn kho gạo trong nước, Bộ Công Thương cho biết, lượng gạo dự trữ và tồn kho trong các doanh nghiệp hiện ở mức hơn 1,6 triệu tấn, vì vậy kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được tiếp tục xuất khẩu gạo nhưng có sự kiểm soát chặt số lượng xuất khẩu theo từng tháng.
Tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán tính đến 31/12/2019 lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Hàng tồn kho chủ yếu nằm trong nhóm dự án vướng mắc về pháp lý, bị dừng triển khai, không ra được sản phẩm làm tăng gánh nặng chi phí, lãi vay ngày càng lớn. Trong bối cảnh đó cộng thêm dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp ngày càng khó khăn.