Củng cố phục hồi của châu Âu

Theo thoibaonganhang.vn

(Tài chính) Nền kinh tế của châu Âu và thậm chí là nền kinh tế của Nga và Ukraine hiện không ở trong tình cảnh tốt để vượt qua căng thẳng leo thang. Ngoại giao cần phải thay thế phong cách Chiến tranh lạnh.

Đường dẫn khí đốt châu Âu dường như không bị ảnh hưởng bởi sự kiện Crimea. Nguồn: internet
Đường dẫn khí đốt châu Âu dường như không bị ảnh hưởng bởi sự kiện Crimea. Nguồn: internet

Crimea (Nga) không phải là vấn đề của châu Âu?

 Nền kinh tế châu Âu đang dần ổn định và khu vực này một lần nữa thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Niềm tin tiêu dùng được phục hồi và các doanh nghiệp đang tìm cách mở rộng sản xuất mặc dù thận trọng, thất nghiệp trong khi vẫn còn đáng báo động nhưng đã ngừng tăng ở hầu hết các quốc gia.

Đáng chú ý, tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng địa chính trị lớn ở phía Đông đang diễn ra - điều mà Financial Times gọi là "sự sáp nhập đầu tiên của một vùng lãnh thổ vào một quốc gia châu Âu kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai”. Điều đáng nói là vụ sáp nhập của Crimea vào Nga đã diễn ra một cách êm đẹp. Thậm chí Tây Âu cũng như Mỹ cũng đã hoàn toàn không kịp trở tay.

 Tuy nhiên, sự kiện này không phá hủy sự tự tin và tăng trưởng của châu Âu, ngược lại, cuộc khủng hoảng tại Ukraine là một chất xúc tác cho sự hợp tác chính trị mới và sự đoàn kết của các nước phương Tây.

Nó cũng đã nuôi dưỡng mối quan hệ gần gũi hơn giữa phương Tây và Mỹ vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo phải đối mặt với những khó khăn trong việc hoàn tất đàm phán Hiệp định thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) lịch sử nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế theo cách phù hợp với việc tăng cường một hệ thống đa phương.

Châu Âu rất cần tất cả các thông tin kinh tế và tài chính tốt này. Khu vực này chỉ mới thoát suy thoái kinh tế. Quá nhiều người dân vẫn đang bị mắc kẹt trong tình trạng thất nghiệp dài hạn, trong khi nhiều người trẻ tuổi phải tranh giành để có một công việc.

Phục hồi đang diễn ra của khu vực cũng là tin tốt cho nền kinh tế toàn cầu cho dù sự phục hồi đó vẫn chưa bền vững. Tăng trưởng của Mỹ vẫn còn dưới mức tiềm năng, tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản mới chập chững đi lên. Và tăng trưởng kinh tế của một số nền kinh tế mới nổi quan trọng (bao gồm Brazil, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ) đã chậm lại, trong khi quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng mới của các nước vẫn còn chưa thực sự phát huy tác dụng.

Nhưng châu Âu vẫn hy vọng và tự tin, cho dù sự khích lệ đó là chưa đủ để tạo ra phúc lợi đáng kể cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Một số điều cần phải nhanh chóng diễn ra, cụ thể là trong vài tuần và trong tháng tới nếu muốn châu lục này giảm thiểu nguy cơ trượt vào rủi ro tài chính trong một thời gian dài.

Vấn đề là củng cố lực cầu nội địa

Chúng ta hãy bắt đầu với những mối đe dọa địa chính trị. Nói thẳng ra, nền kinh tế của châu Âu và thậm chí là nền kinh tế của Nga và Ukraine hiện không ở trong tình cảnh tốt để vượt qua căng thẳng leo thang. Ngoại giao cần phải thay thế phong cách Chiến tranh lạnh.

Đáng ngại hơn là có khả năng gây phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và kinh tế sâu hơn vào Nga, tiếp theo là Nga có các biện pháp chống trừng phạt, điều đó sẽ làm gián đoạn dòng chảy năng lượng sang châu Âu. Tất cả điều này sẽ khiến châu Âu có thể rơi vào suy thoái và khủng hoảng tài chính mới

Thứ hai, Ngân hàng Trung ương châu Âu cần phải có biện pháp phòng ngừa nguy cơ khủng hoảng tài chính, duy trì sự hỗ trợ tăng trưởng. Điều này có thể liên quan đến việc thử nghiệm các chính sách mới mà có thể khiến nhiều nhà hoạch định chính sách đau đầu.

Thứ ba, với các tổ chức châu Âu đóng vai trò là chất xúc tác, các nhà lãnh đạo sẽ cần phải tăng cường nỗ lực để đưa khu vực châu Âu phát triển vững chắc. Điều này đòi hỏi liên minh tiền tệ hội nhập chính trị sâu hơn, phối hợp tài chính tốt hơn và một liên minh ngân hàng - mà thỏa thuận hồi tháng trước mới chỉ được coi là một bước tiến, không phải là điểm đến cuối cùng.

Thứ tư, ở cấp quốc gia, mỗi quốc gia cần phải tiếp tục cân bằng lại chính sách của họ nhằm đạt được cải cách cơ cấu, tổng cầu vững chắc và nợ ít hơn.

Thứ năm, châu Âu cũng cần củng cố niềm tin của người dân. Những nỗ lực này sẽ mất khá nhiều thời gian bởi các quốc gia trong khu vực Eurozone đang cố gắng để có được những đồng thuận về chính trị và tài chính. Một trong những vấn đề mà châu Âu cần phải khắc phục là hạ tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức báo động cao tại hàng loạt quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp, Italy.

Cuối cùng, là phe chống hội nhập châu Âu không được thống trị cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng Năm. Hầu hết các đảng phái này đều dốc sức để quốc gia ly khai hơn, ít nhất là trong giai đoạn đầu họ sẽ cố gắng ngăn cản nỗ lực hội nhập kinh tế và tài chính.

 Đó là một danh sách công việc cần phải làm trong một vài tuần hoặc vài tháng tới. Nếu tất cả những việc này đạt được sẽ giúp đảm bảo rằng mùa xuân sẽ đến với châu Âu với một vụ mùa bội thu của kinh tế, tăng trưởng và việc làm, trong khi làm giảm nguy cơ một mùa hè chính trị nóng bỏng và mùa đông kinh tế lạnh lẽo.