Tại sao Mỹ lo lắng về định hướng chính sách kinh tế mới của Trung Quốc suốt 15 năm qua?
Từ năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khuyến khích mục tiêu tạo lập sự thống trị của Trung Quốc về công nghiệp và công nghệ như mục tiêu chính trị và an ninh hàng đầu.
Đã nhiều thập kỷ nay, Trung Quốc theo đuổi định hướng chính sách kinh tế kế hoạch tạp trung mà phía Mỹ cảm thấy hài lòng với việc chỉ cần quan sát từ xa.
Tuy nhiên từ cách đây 15 năm, một sự dịch chuyển quan trọng bên trong chính sách của Bắc Kinh đã khiến Washington phải dè chừng về mục tiêu và chiến lược của Trung Quốc. Bản thân phía Trung Quốc đang có nhiều bước tiến dài bằng cách áp dụng cách tiếp cận của phía Mỹ trước đây, theo nội dung bài bình luận mới được Wall Street Journal đăng tải.
Chương trình kinh tế kế hoạch tập trung từng nhắm đến những mục tiêu về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp theo mô hình Liên Xô trước đây. Bắc Kinh hiện tại vẫn sử dụng kế hoạch kinh tế 5 năm thế nhưng đang điều hướng tài nguyên vào nghiên cứu khoa học cơ bản với các ứng dụng công nghiệp.
Việc Trung Quốc mạnh mẽ phát triển các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo hay robot một thời từng được thống trị bởi nước Mỹ giúp lý giải cho việc chính quyền Biden đang định hướng phát triển mạnh hơn các chính sách phát triển công nghiệp, ví như chi tiêu tiền của chính phủ nhằm tăng cường tính cạnh tranh trong hoạt động sản xuất trong ngành bán dẫn.
“Nhiều thập kỷ lãng quên và thiếu đầu tư đã khiến cho nước Mỹ mất đi lợi thế cạnh tranh với nhiều nước khác trên toàn cầu ví như Trung Quốc. Họ đã đổ tiền vào nhiều ngành công nghệ và công nghiệp mới, chính vì vậy nước Mỹ thực sự đương đầu với rủi ro bị bỏ lại phía sau”, Tổng thống Joe Biden nói vào tháng 6/2021.
Bắc Kinh cũng khiến cho Washington lo lắng khi điều hướng đầu tư chính phủ vào các tổ chức nghiên cứu mạnh ví như Viện Y tế Quốc gia, Cơ quan Nghiên cứu Quốc phòng Cao cấp cũng như Cơ quan Hàng không Vũ trụ Quốc gia.
Giáo sư Barry Naughton thuộc đại học University of California phân tích: “Trung Quốc đang muốn thiết lập nền kinh tế thị trường dưới sự điều hướng của chính phủ đầu tiên”.
Từ năm 1953, chương trình phát triển kinh tế kế hoạch 5 năm của chính phủ Trung Quốc đã bao gồm việc sản xuất ô tô, máy bay Trung Quốc, xây cây cầu hiện đại mới vượt sông Dương Tử. Còn theo kế hoạch phát triển kinh tế Trung Quốc năm 1958, sự tập trung lại bị dồn vào nông nghiệp và sản xuất thép.
Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khuyến khích mục tiêu tạo lập sự thống trị của Trung Quốc về công nghiệp và công nghệ như mục tiêu chính trị và an ninh hàng đầu. Trung Quốc đồng thời muốn đẩy mạnh phát triển lĩnh vực toàn cầu như sản xuất ô tô bằng việc tập trung nguồn tiền đầu tư của chính phủ cũng như điều chỉnh khung chính sách.
Gần đây, Trung Quốc cũng đã tăng cường phát triển trong nhiều lĩnh vực của tương lai như điện toán lượng tử và thậm chí còn “thách thức” cả trình độ phát triển ngành tương đương tại các nước phương Tây. Nghiên cứu của ông Naughton cho thấy rằng nguồn tiền đầu tư của chính phủ Trung Quốc vào các lĩnh vực công nghệ cao theo ưu tiên tính đến giữa năm 2020 có thể đã lên đến 1,6 nghìn tỷ USD.
Đối với nhiều nhà học giả Trung Quốc như ông Justin Yifu Lin, giáo sư đại học Bắc Kinh đồng thời từng làm chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB), Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa hề thay đổi triết lý hay cách tiếp cận chính sách kinh tế với những lĩnh vực mà nước này có lợi thế cạnh tranh. Trước thập niên 2000, khi đó, Trung Quốc chưa hề cạnh tranh với Mỹ.
Theo khảo sát mới nhất của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung công bố vào tháng 4/2021, khoảng 38% công ty đa quốc gia cho biết hoạt động của họ tại Trung Quốc chịu ảnh hưởng bởi chính sách công nghiệp của Bắc Kinh, tỷ lệ này cao gấp 3 lần so với 2 năm trước đó.