Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết, triển khai nhiệm vụ được UBND Thành phố giao, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp (DN) đã thực hiện được 15 phiên chợ hàng Việt và 201 chuyến bán hàng lưu động về các huyện, các khu công nghiệp. Trên cơ sở các tiêu chí, hồ sơ tài chính và phương án cụ thể của các DN, Sởđã tiếp lựa chọn và tiếp tục trình UBND Thành phố xem xét, tạm ứng vốn cho 13 DN tham gia, phục vụ công tác bình ổn giá trong năm nay.
Theo đó, ngày 25/9/2014, Sở Công Thương và Sở Tài chính Hà Nội đã họp với các DN để ký cam kết trách nhiệm thực hiện chương trình và bàn giao các giấy tờ liên quan đến việc đảm bảo vốn tạm ứng. Danh sách các DN được chọn gồm: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với số tiền tạm ứng là111,75 tỷ đồng, số điểm bán hàng triển khai sẽlà50; Tổng Công ty Lương thực miền Bắc với số tiền tạm ứng là 20 tỷ đồng, số điểm bán hàng sẽ là 87; Công ty Cổ phần Nhất Nam số tiền tạm ứng là20 tỷ đồng, với 28 điểm bán hàng; Công ty Cổ phần Intimex Việt Nam với số tiền tạm ứng là10 tỷ đồng, số điểm bán hàng là 29; Công ty TNHH Thực phẩm Hải Anh số tiền tạm ứng là 25 tỷ đồng, với số điểm bán hàng là75; Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại An Việt, số tiền tạm ứng là20 tỷ đồng và số điểm bán hàng là114; Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội với số tiền tạm ứng là10 tỷ đồng, số điểm bán hàng là 96; Công ty TNHH Một thành viên Lan Chi Business với số tiền tạm ứng là 20 tỷ đồng và 62 điểm bán hàng; Công ty TNHH Một thành viên Chăn nuôi Việt Hưng sốtiền tạm ứng là 20 tỷ đồng và12 điểm bán hàng; Công ty cổ phần thương mại Cầu Giấy với sốtiền tạm ứng là 5 tỷ đồng và 15 điểm bán hàng; Công ty TNHH Sài Gòn Coop Hà Nội số tiền tạm ứng là 5 tỷ đồng và 20 điểm bán hàng; Công ty cổ phần Hiway Việt Nam cũng số tiền tạm ứng là 5 tỷ đồng và 19 điểm bán hàng; Công ty cổ phần xuất khẩu Thực phẩm với 5 tỷ đồng và17 điểm bán hàng. Riêng Công ty TNHH Coopmart Hoàng Mai không tạm ứng vốn và có1 điểm bán hàng.
“Hiện nay, Sở Công Thương đang phối hợp với Sở Tài chính Hà Nội tổ chức thẩm định giá bán đối với các nhóm hàng tham gia bình ổn của các DN tham gia chương trình bình ổn giá năm 2014. Các DN sau khi được chấp thuận giá bán sẽ phải thực hiện niêm yết và bán theo đúng giá đã được chấp thuận”, đại diện Sở Công Thương TP. Hà Nội cho biết.
Bài đăng trên Tạp chí Tài chính và Đầu tư số 10-2014
Thêm nhiều doanh nghiệp “nhập cuộc” bình ổn giá
(Tài chính) Trên cơ sở các tiêu chí, hồ sơ tài chính và phương án cụ thể của các doanh nghiệp, Sở Công Thương đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND TP. Hà Nội xem xét, tạm ứng vốn cho 13 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn giá 2014.
Xem thêm