Thị trường thời trang: đánh vào tâm lý sính ngoại của người Việt
Những năm gần đây, không ít các thương hiệu thời trang mọc lên tại các thành phố lớn, với những cái tên rất “Tây” và mẫu mã trang phục mang phong cách Tây âu, hiện đại, trẻ trung. Lý giải cho điều này, chính là tâm lý “sính ngoại” của phần lớn thanh niên Việt Nam, thích sử dụng những món “hàng hiệu”, hàng “xách tay” hơn những món hàng được sản xuất trong nước.
Một trong những nguyên nhân của xu hướng chuộng hàng ngoại trong phần đông người Việt xuất phát từ tâm lý muốn thể hiện đẳng cấp, bên cạnh lí do về chất lượng sản phẩm và yếu tố "độc - lạ". Tuy nhiên, việc mua hàng xách tay vẫn tồn tại nhiều nhược điểm, hay thậm chí là những nỗi phiền toái thành hình lẫn có tên.
Không khó để nhận ra rằng những cái tên “Tây” như Aristino, San Sciaro, Manhattan... mang lại cho người tiêu dùng cảm tưởng như những bộ quần áo mua tại các thương hiệu này đều là hàng của Ý, của Mỹ hay quốc gia khác ngoài lãnh thổ Việt Nam. trắc chắn một điều, là phương pháp đặt tên này thu hút được sự chú ý của khách hàng, vì vậy gia tăng khả năng tiếp cận cũng như bán hàng của các doanh nghiệp.
Lấy ví dụ như Aristino, bằng việc sử dụng cái tên có nguồn gốc từ Ý và những người mẫu chụp ảnh đều là người nước ngoài, trang mua bán chính cũng được đầu tư bằng tiếng Anh rất cẩn thận... thì hầu hết người tiêu dùng sẽ cho rằng đây là một thương hiệu nước ngoài nổi tiếng đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Có thể khẳng định rằng, đa số người tiêu dùng Việt Nam không quan tâm nguồn gốc xuất xứ của quần, áo mình đang mặc. Theo một khảo sát nhỏ, 7/10 khách hàng của các thương hiệu lấy tên nước ngoài đều cho rằng mình đang mặc áo... nhập khẩu. Điều này cho thấy, những cái tên “Tây” sẽ làm người tiêu dùng liên tưởng đến những bộ quần áo mang tầm quốc tế.
Chị T. sinh sống tại Hà Nội nhận xét: “Nếu giữa hãng thời trang có tên là My Vân và một hãng có tên là Aristino, cho dù đều cùng bán một mặt hàng, cùng nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam thì tôi vẫn chọn Aristino. Vì cái tên đó “sang” hơn rất nhiều.Chính những lý do trên đã khiến các dòng sản phẩm bình dân ở nước ngoài nhưng lại rất được ưa chuộng ở Việt Nam như vậy. Nắm bắt cơ hội này, các hãng thời trang ngoại đang có kế hoạch tổng tấn công thị trường Việt Nam.Lợi dụng điều đó,nhiều hãng thời trang như Aristino, The Blues, John Herry, Mattana ... sử dụng mẫu nam và nữ người nước ngoài để quảng cáo sản phẩm, kèm theo đó là những cái tên rất nước ngoài, gây ra sự nhầm tưởng về nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm. Ví dụ: Nhãn hiệu Aristino, bằng việc sử dụng cái tên có nguồn gốc từ Ý và những người mẫu chụp ảnh đều là người nước ngoài. Theo tìm hiểu của phóng viên, các sản phẩm của Aristino cũng không xuất khẩu ra nước ngoài. Phải chăng việc lấy tên sản phẩm nhằm mục đích đánh thẳng vào tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng Việt Nam.
Dạo quanh một vòng ở những nơi có nhiều cửa hàng thời trang danh tiếng, phóng viên nhận thấy hầu hết các sản phẩm được bày bán của các hãng này là những chiếc áo sơ mi, áo phông, quần âu khá thông dụng và phổ biến... Tuy nhiên lại được bán với giá với trung bình từ 700. 000 VNĐ - 1.200.000 VNĐ, đây là một mức giá không hề rẻ so với thu nhập người dân Việt Nam.
Với nhãn mác và tên thương hiệu rất "Tây" thì hầu hết người tiêu dùng sẽ cho rằng đây là một thương hiệu nước ngoài nổi tiếng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, việc đặt tên nước ngoài, sử dụng người mẫu nước ngoài có khiến cho những người tiêu dùng hiểu nhầm là hàng ngoại nhập.