Vụ tai nạn xảy ra sau khi chiếc tiêm kích MiG-29 vừa cất cánh và thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên bầu trời thị trấn Stoczek, khu vực gần biên giới với Belarus.Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân khiến chiếc MiG-29 rơi, nhưng theo nguồn tin địa phương thì ngay sau khi viên phi công nhảy dù ra ngoài đã có khói và lửa bốc lên từ máy bay, khiến nó nhanh chóng lao xuống đất tạo ra vụ nổ lớn.Kể từ cuối năm 2017 Không quân Ba Lan đã mất đến 3 chiếc MiG-29. Lần gần nhất là giữa năm 2018, khi đó chiếc MiG-29 rơi ngay sát biên giới Nga với nguyên nhân không thực sự rõ ràng khi nó đang tuần tra đêm.Một điều thú vị nữa cần nhắc đến đó là phi đội tiêm kích MiG-29 mà Không quân Ba Lan đang vận hàng nguyên gốc thuộc về Không quân Cộng hòa dân chủ Đức.Không quân Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) đã tiếp nhận tổng cộng 20 chiếc MiG-29A bản chiến đấu và đi kèm 4 máy bay MiG-29UB dùng cho công tác huấn luyện từ Liên Xô trong năm 1988.Toàn bộ MiG-29 của Đông Đức đều thuộc Phi đoàn không quân số 3 đóng tại sân bay Pushkin, chúng nắm giữ vai trò rất quan trọng trong thời kỳ chiến tranh Lạnh khi đảm nhiệm chức năng giám sát bầu trời vùng giới tuyến.Sau khi nước Đức thống nhất năm 1990, phi đội MiG-29 này gia nhập biên chế Không quân Cộng hòa Liên bang Đức, thuộc phi đội chiến đấu số 73 và đóng tại sân bay quân sự Rostock.Trong thập niên 1990, Không lực Hoa Kỳ cũng như một số quốc gia NATO khác thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập đối kháng với những chiếc tiêm kích MiG-29 trên.Các phi công phương Tây đánh giá rất cao tiêm kích MiG-29 Fulcrum ở khả năng cơ động, vận tốc leo cao và một số tính năng không chiến trong tầm nhìn khác.Mặc dù vậy nhược điểm của chiếc MiG-29 cũng được chỉ ra đó là nó thiếu một radar đủ mạnh phục vụ tác chiến ngoài tầm nhìn, tầm hoạt động khá ngắn và đặc biệt là độ tin cậy của khung vỏ cũng như động cơ ở mức tồi tệ, dẫn tới chi phí đảm bảo kỹ thuật rất cao.Sang đến đầu những năm 2000, Không quân Đức không còn nhu cầu sử dụng tiêm kích MiG-29 nữa do công tác đảm bảo hậu cần khó khăn và không tương thích cơ sở hạ tầng chuẩn NATO.Tuy nhiên khung vỏ của các chiến đấu cơ này vẫn còn thời hạn sử dụng, lượng phụ tùng cần thiết để duy trì hoạt động vẫn còn nhiều, vì vậy mà đến năm 2003 Berlin đã đưa ra một phương án giải quyết thú vị.Toàn bộ 22 máy bay chiến đấu MiG-29 còn lại trong biên chế Không quân Cộng hòa Liên bang Đức đã được bán cho Không quân Ba Lan với giá tượng trưng chỉ 1 euro cho mỗi chiếc.Tức là để sở hữu phi đội Fulcrum trên thì Warsaw chỉ phải bỏ ra vỏn vẹn 22 euro, trong khi vào thời điểm đó giá thành tiêm kích MiG-29 đã qua sử dụng ước tính không dưới 10 triệu euro.Sau khi tiếp nhận thì Ba Lan đã thực hiện một số nâng cấp, sửa chữa lớn cũng như hoán cải hệ thống thông tin liên lạc theo đúng chuẩn NATO cho máy bay, hiện nay số MiG-29 trên vẫn đang phục vụ rất tích cực.

Tiêm kích MiG-29 Ba Lan vừa rơi được mua với giá... 1 euro

Theo Việt Dũng/anninhthudo.vn

Chiều ngày 4/3 theo giờ địa phương, một tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 của Không quân Ba Lan đã bị rơi khi đang thực hiện chuyến bay huấn luyện định kỳ.

Tin nổi bật