Tín dụng ngân hàng tăng vọt
(Tài chính) Trong khi tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống trong 4 tháng đầu năm chỉ lẹt đẹt ở mức 0,62%, thì tín dụng nhiều ngân hàng đã tăng trên 10%.
Lãi to, cho vay khỏe
Báo cáo tài chính quý I/2014 mà nhiều ngân hàng công bố hé lộ nhiều bất ngờ, đáng chú ý nhất là cả lợi nhuận và tín dụng đều tăng rất khả quan, dù tình hình chung của nền kinh tế chưa có nhiều biến chuyển.
Tăng tốc bất ngờ nhất về lợi nhuận quý I/2014 phải kể đến Techcombank. Theo báo cáo mà ngân hàng này công bố, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I đạt 673 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, đạt 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2014. So với cả năm 2013 là 878 tỷ đồng, thì lợi nhuận của Techcombank quý I năm nay bằng 76,6%.
Tương tự, vừa trải qua một năm tăng trưởng èo uột, song bước sang năm 2014, lợi nhuận của Eximbank khả quan hơn. Lãnh đạo Eximbank cho biết, lợi nhuận của ngân hàng này đạt 580 - 600 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2014, bằng 2/3 lợi nhuận trước thuế của năm 2013 (827 tỷ đồng). Eximbank đang đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 ở mức 1.800 tỷ đồng, cao gấp đôi so với thực hiện năm 2013.
Cũng đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan là Ngân hàng SHB. Tính đến hết quý I/2014, SHB đạt 271,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 53,9 tỷ đồng. Năm 2014, SHB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22,8%; lợi nhuận trước thuế 1.270 tỷ đồng, tăng 26,9% so với thực hiện năm 2013; cổ tức 9%.
Về tín dụng, quý I năm nay đã chứng kiến sự tăng trưởng "thần tốc" của nhiều ngân hàng.
Cụ thể, quý I/2014, VIB tăng trưởng tín dụng tới 7,1%. TPBank tăng trưởng tín dụng quý I tới 12%. Tại một số ngân hàng khác, như Techcombank, BIDV…, tín dụng tăng ở mức 2 - 3%.
Đó là mức tăng trưởng tín dụng rất cao so với tỷ lệ chung của cả nước (tính đến 20/4, tín dụng của toàn hệ thống chỉ tăng 0,62%).
Sống nhờ dịch vụ, bán lẻ và lợi thế nhà nước
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, hiện lợi nhuận mà nhiều ngân hàng thu về vẫn rất khá. Tuy nhiên, trong khi khối ngân hàng TMCP thu lãi chủ yếu từ mảng dịch vụ và bán lẻ, thì khối ngân hàng quốc doanh chủ yếu thu lãi từ lĩnh vực tín dụng truyền thống, lợi thế cho vay doanh nghiệp nhà nước và lợi thế huy động vốn rẻ. Dư nợ cho vay cá nhân tại các ngân hàng TMCP chiếm tới 30 - 40% tổng dư nợ, trong khi tại các ngân hàng TMCP quốc doanh, dư nợ cho vay các doanh nghiệp, tập đoàn lớn chiếm tới 75 - 85% tổng dư nợ.
Lãnh đạo SHB cho hay, lợi nhuận mà SHB có được những tháng đầu năm 2014 là nhờ đẩy mạnh bán lẻ và tài trợ một số dự án lớn. Mục tiêu của SHB là lợi nhuận thu được từ dịch vụ chiếm 15% tổng lợi nhuận năm 2014 và sẽ nâng dần tỷ lệ này lên.
"Chủ trương của SHB là trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, để nói đến SHB là nói đến ngân hàng bán lẻ", ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB nhấn mạnh.
Tại Techcombank, tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận cũng đến chủ yếu từ lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ. Trong tổng lợi nhuận 673 tỷ đồng quý I/2014 của Techcombank, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 435 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% tổng lợi nhuận trước thuế, tăng đáng kể so với số cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 122 tỷ đồng và 30%. Đại diện Techcombank cho hay, thu nhập từ phí đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng lợi nhuận.
"Sản xuất phục hồi chậm, cho vay doanh nghiệp khó khăn, nên ngân hàng nào chuyển hướng nhanh sang bán lẻ và dịch vụ, thì sẽ duy trì được lợi nhuận", chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Tuy nhiên, tại một số ngân hàng TMCP quốc doanh, lợi nhuận vẫn chủ yếu đến từ tín dụng, đặc biệt là cho vay doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank lý giải, sở dĩ Vietcombank tập trung vào khối DNNN, vì lợi thế độc quyền. Tuy vậy, lãnh đạo Vietcombank cũng khẳng định, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh mảng bán lẻ trong thời gian tới để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Được biết, lãi suất cho vay DNNN của các ngân hàng quốc doanh thấp hơn khối ngân hàng cổ phần, song giá vốn huy động của các ngân hàng quốc doanh lại khá thấp (chỉ 4-5%), nên khối ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì được biên độ lợi nhuận.
Báo cáo tài chính quý I/2014 mà nhiều ngân hàng công bố hé lộ nhiều bất ngờ, đáng chú ý nhất là cả lợi nhuận và tín dụng đều tăng rất khả quan, dù tình hình chung của nền kinh tế chưa có nhiều biến chuyển.
Tăng tốc bất ngờ nhất về lợi nhuận quý I/2014 phải kể đến Techcombank. Theo báo cáo mà ngân hàng này công bố, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I đạt 673 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, đạt 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2014. So với cả năm 2013 là 878 tỷ đồng, thì lợi nhuận của Techcombank quý I năm nay bằng 76,6%.
Tương tự, vừa trải qua một năm tăng trưởng èo uột, song bước sang năm 2014, lợi nhuận của Eximbank khả quan hơn. Lãnh đạo Eximbank cho biết, lợi nhuận của ngân hàng này đạt 580 - 600 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2014, bằng 2/3 lợi nhuận trước thuế của năm 2013 (827 tỷ đồng). Eximbank đang đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 ở mức 1.800 tỷ đồng, cao gấp đôi so với thực hiện năm 2013.
Cũng đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan là Ngân hàng SHB. Tính đến hết quý I/2014, SHB đạt 271,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 53,9 tỷ đồng. Năm 2014, SHB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22,8%; lợi nhuận trước thuế 1.270 tỷ đồng, tăng 26,9% so với thực hiện năm 2013; cổ tức 9%.
Về tín dụng, quý I năm nay đã chứng kiến sự tăng trưởng "thần tốc" của nhiều ngân hàng.
Cụ thể, quý I/2014, VIB tăng trưởng tín dụng tới 7,1%. TPBank tăng trưởng tín dụng quý I tới 12%. Tại một số ngân hàng khác, như Techcombank, BIDV…, tín dụng tăng ở mức 2 - 3%.
Đó là mức tăng trưởng tín dụng rất cao so với tỷ lệ chung của cả nước (tính đến 20/4, tín dụng của toàn hệ thống chỉ tăng 0,62%).
Sống nhờ dịch vụ, bán lẻ và lợi thế nhà nước
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, hiện lợi nhuận mà nhiều ngân hàng thu về vẫn rất khá. Tuy nhiên, trong khi khối ngân hàng TMCP thu lãi chủ yếu từ mảng dịch vụ và bán lẻ, thì khối ngân hàng quốc doanh chủ yếu thu lãi từ lĩnh vực tín dụng truyền thống, lợi thế cho vay doanh nghiệp nhà nước và lợi thế huy động vốn rẻ. Dư nợ cho vay cá nhân tại các ngân hàng TMCP chiếm tới 30 - 40% tổng dư nợ, trong khi tại các ngân hàng TMCP quốc doanh, dư nợ cho vay các doanh nghiệp, tập đoàn lớn chiếm tới 75 - 85% tổng dư nợ.
Lãnh đạo SHB cho hay, lợi nhuận mà SHB có được những tháng đầu năm 2014 là nhờ đẩy mạnh bán lẻ và tài trợ một số dự án lớn. Mục tiêu của SHB là lợi nhuận thu được từ dịch vụ chiếm 15% tổng lợi nhuận năm 2014 và sẽ nâng dần tỷ lệ này lên.
"Chủ trương của SHB là trở thành một ngân hàng bán lẻ đa năng, để nói đến SHB là nói đến ngân hàng bán lẻ", ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng quản trị SHB nhấn mạnh.
Tại Techcombank, tăng trưởng tín dụng và lợi nhuận cũng đến chủ yếu từ lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ. Trong tổng lợi nhuận 673 tỷ đồng quý I/2014 của Techcombank, thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 435 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% tổng lợi nhuận trước thuế, tăng đáng kể so với số cùng kỳ năm ngoái, lần lượt là 122 tỷ đồng và 30%. Đại diện Techcombank cho hay, thu nhập từ phí đã góp phần đáng kể trong việc tăng trưởng lợi nhuận.
"Sản xuất phục hồi chậm, cho vay doanh nghiệp khó khăn, nên ngân hàng nào chuyển hướng nhanh sang bán lẻ và dịch vụ, thì sẽ duy trì được lợi nhuận", chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Tuy nhiên, tại một số ngân hàng TMCP quốc doanh, lợi nhuận vẫn chủ yếu đến từ tín dụng, đặc biệt là cho vay doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Ông Nghiêm Xuân Thành, Tổng giám đốc Vietcombank lý giải, sở dĩ Vietcombank tập trung vào khối DNNN, vì lợi thế độc quyền. Tuy vậy, lãnh đạo Vietcombank cũng khẳng định, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh mảng bán lẻ trong thời gian tới để cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Được biết, lãi suất cho vay DNNN của các ngân hàng quốc doanh thấp hơn khối ngân hàng cổ phần, song giá vốn huy động của các ngân hàng quốc doanh lại khá thấp (chỉ 4-5%), nên khối ngân hàng quốc doanh vẫn duy trì được biên độ lợi nhuận.