Tín hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Theo Khánh Phương/doanhnhansaigon.vn

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn "lình xình" về mặt điểm số cùng với thanh khoản cạn kiệt, khiến không ít nhà đầu tư bi quan. Tuy nhiên, một vài tín hiệu tích cực đang dần xuất hiện.

Một điểm tích cực khác là chứng khoán Việt Nam gần đây cho thấy ít chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ.
Một điểm tích cực khác là chứng khoán Việt Nam gần đây cho thấy ít chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ.

Những dự báo tích cực

Ngày 22/11 vừa qua, Quỹ Ashmore Group Plc (có trụ sở ở London, hiện đang quản lý tài sản trị giá 76,4 tỷ USD) chia sẻ, đã đến lúc mua vào cổ phiếu Việt Nam. Cụ thể, theo ông Andrew Brudenell - chuyên gia quản lý Quỹ Ashomore, thì quỹ này đã gia tăng tỷ trọng đầu tư ở Việt Nam trong vài tháng gần đây, tận dụng các thời điểm khi thị trường chứng khoán giảm mạnh.

Trước đó, vào cuối năm 2017, ông Brudenell từng nhận định mức định giá của cổ phiếu Việt Nam là quá cao, tuy nhiên quan điểm này đã thay đổi, khi ông cho rằng lĩnh vực ngân hàng và một số cổ phiếu tiêu dùng của Việt Nam đã rẻ hơn đáng kể.

Nhận định và hành động của Quỹ Ashmore phù hợp với dự báo của Ngân hàng JPMorgan gần đây, khi cho rằng cổ phiếu ở các thị trường mới nổi có thể tăng 15% trong vòng 6 tháng tới, theo đó chiến lược đầu tư của JPMorgan hiện tại đã chuyển hướng với giới hạn tỷ trọng ở mức bằng nhau đối với các cổ phiếu ở các quốc gia đang phát triển và ở Mỹ.

Thị trường Việt Nam dù chỉ mới được xếp hạng ở mức cận biên, nhưng biến động thường theo sát diễn biến tại các thị trường mới nổi khác, khi đều bị ảnh hưởng bởi dòng vốn của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, vốn bị rút ra liên tiếp và chảy về thị trường Mỹ suốt từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên mọi thứ có vẻ như đang đảo chiều, khi dòng vốn đang bị rút ròng ra khỏi thị trường chứng khoán Mỹ trước các đợt bán tháo gần đây và chảy ngược lại những quốc gia đang phát triển và mới nổi để tìm kiếm cơ hội mới, khi mà các thị trường này đã giảm quá mạnh trong thời gian qua.

Tâm lý nhà đầu tư ổn định hơn

Một điểm tích cực khác là chứng khoán Việt Nam gần đây cho thấy ít chịu tác động từ thị trường chứng khoán Mỹ như giai đoạn trước đó. Cụ thể, trong những phiên mà các nhà đầu tư tại Mỹ bán tháo thì các nhà đầu tư Việt Nam ít phản ứng theo, thậm chí còn đi ngược chiều, cho thấy tâm lý hoảng loạn trước sự lao dốc của chứng khoán nhiều nước đã dần biến mất. Như trong phiên ngày 21/11, VN-Index vẫn tăng 3,54 điểm dù chỉ số Dow Jones trong đêm trước lao dốc hơn 551 điểm.

Đáng lưu ý là trong khi ít còn chịu ảnh hưởng từ chứng khoán Mỹ thì chứng khoán Việt Nam những ngày qua dường như chịu ảnh hưởng từ chứng khoán châu Á nhiều hơn, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Diễn biến này được xem là tích cực, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có dấu hiệu phục hồi nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ và giải cứu từ các cơ quan quản lý nước này, cũng như căng thẳng thương mại với Mỹ hạ nhiệt.

Đáng lưu ý là trong khi ít còn chịu ảnh hưởng từ chứng khoán Mỹ thì chứng khoán Việt Nam những ngày qua dường như chịu ảnh hưởng từ chứng khoán châu Á nhiều hơn, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Diễn biến này được xem là tích cực, khi thị trường chứng khoán Trung Quốc gần đây có dấu hiệu phục hồi nhờ hàng loạt chính sách hỗ trợ và giải cứu từ các cơ quan quản lý nước này, cũng như căng thẳng thương mại với Mỹ hạ nhiệt.

Dòng vốn rút ra khỏi Mỹ và đổ về châu Á trở lại thì thị trường Trung Quốc trở thành một trong những thị trường thu hút dòng vốn này lớn nhất. Động thái giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường Việt Nam cuối tuần qua cũng ghi nhận sự tích cực. Sau khi bán ròng trong 9 phiên liên tiếp trước đó thì phiên 23/11, khối ngoại bất ngờ mua ròng trở lại gần 129 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE là gần 119 tỷ đồng.

Một điểm tích cực khác là trong giai đoạn thị trường suy yếu như hiện nay, hàng loạt cổ đông lớn, cổ đông nội bộ liên tiếp đăng ký gom mua cổ phiếu với số lượng lớn, trong khi chính các doanh nghiệp cũng đăng ký mua cổ phiếu quỹ để tối ưu hóa giá trị cho cổ đông. Điều này cho thấy những nhà đầu tư "tay to" này vẫn tin tưởng vào triển vọng của doanh nghiệp trong giai đoạn tới và kỳ vọng vào sự hồi phục ở thị trường sắp xảy ra.

Thoái vốn nhà nước nóng trở lại

Trong khi đó, các thương vụ thoái vốn nhà nước đang nóng trở lại, sau phiên đấu thầu thành công cổ phiếu Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (HNX: VCG) vào cuối tuần qua.

Cụ thể, ngày 22/11 vừa qua, Tổng công ty Đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã bán thành công 255 triệu cổ phần VCG, thu về 7.367 tỷ đồng, cao hơn gần 2.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm 21.300đ/CP SCIC công bố trước đó. Tiếp đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng thoái thành công 94 triệu cổ phiếu, thu về hơn 2.000 tỷ đồng.

Nếu như trong gần 11 tháng qua, số liệu của Bộ Tài chính cho thấy cả nước chỉ mới thoái được 5.067 tỷ đồng, thu về 10.499 tỷ đồng, thì phiên thoái vốn tại VCG vừa qua đã thu thêm được 7.367 tỷ đồng tại SCIC và 2.000 tỷ đồng tại Viettel. Đây là con số không hề nhỏ và do đó kỳ vọng sẽ giúp thị trường sôi động trở lại. Cổ phiếu VGC phiên ngay sau đó đã tăng trần lên mức 20.300đ/CP.

Cũng vào cuối năm 2017, những phiên thoái vốn liên tiếp thành công tại Vinamilk hay Sabeco đã trở thành chất xúc tác giúp tâm lý nhà đầu tư hào hứng và đẩy thị trường liên tiếp lên các mốc cao mới. Với thương vụ VCG vừa qua cũng như những thương vụ thoái vốn theo kế hoạch còn lại trong năm nay, có cơ sở để hy vọng thị trường có thể quay lại nhịp sóng tăng với sự lạc quan của giới đầu tư.