Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2014
Đánh giá chung
Trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 6/2014 đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hơn 14,31 tỷ USD, tăng 0,8%, tương ứng tăng 116 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt hơn 7,46 tỷ USD, tăng 1,3% so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 6,85 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước.
Gạo: Trong tháng 6/2014, cả nước xuất khẩu được 543 nghìn tấn gạo, trị giá đạt 245 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với tháng 05/2014. Tính đến hết 6 tháng/2014, lượng gạo xuất khẩu là gần 3,3 triệu tấn, đạt trị giá đạt 1,47 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 6/2014 đạt 837 triệu USD, tăng 6,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2014 lên hơn 4,6 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua từ Trung Quốc là 2,33 triệu tấn, tăng mạnh 31,2% và chiếm 46% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước; Nhật Bản là 1,11 triệu tấn, giảm 18,2%; Hàn Quốc đạt 632 nghìn tấn, giảm 10,5%; Ấn Độ đạt 2.463 nghìn tấn, tăng 67,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 6/2014 là gần 24,81 tỷ USD, giảm 1,5%, tương ứng giảm 57 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, xuất khẩu đạt gần 12,38 tỷ USD, giảm 0,2%, tương ứng giảm 30 triệu USD so với tháng 5/2014; nhập khẩu đạt hơn 12,43 tỷ USD, giảm 2,7%, tương ứng giảm 57 triệu USD so với tháng 5/2014. Do vậy, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 6 thâm hụt 52 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 6/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt gần 140,71 tỷ USD, tăng 13,1%, tương ứng tăng gần 16,35 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch gần 71,11 tỷ USD, tăng 15,3%, tương ứng tăng hơn 9,42 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013; nhập khẩu đạt hơn 69,60 tỷ USD, tăng 11%, tương ứng tăng hơn 6,93 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013. Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm/2014 đạt mức thặng dư gần 1,51 tỷ USD.
Trong đó, khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 6/2014 đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa hơn 14,31 tỷ USD, tăng 0,8%, tương ứng tăng 116 triệu USD so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt hơn 7,46 tỷ USD, tăng 1,3% so với tháng trước; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 6,85 tỷ USD, tăng 0,3% so với tháng trước.
Trong 6 tháng đầu năm/2014 khối doanh nghiệp FDI đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hơn 82,72 tỷ USD, tăng 14%, tương ứng hơn 10,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013, trong đó xuất khẩu là hơn 43,72 tỷ USD, tăng 17,1%; nhập khẩu là gần 40 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013.
Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2014 đạt gần 10,5 tỷ USD, giảm 4,5%, tương ứng giảm gần 493 triệu USD so với tháng 5/2014; tính đến hết 6 tháng/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt gần 57,99 tỷ USD, tăng 12%, tương ứng tăng hơn 6,19 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2013.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Gạo: Trong tháng 6/2014, cả nước xuất khẩu được 543 nghìn tấn gạo, trị giá đạt 245 triệu USD, giảm 19,1% về lượng và giảm 17,2% về trị giá so với tháng 05/2014. Tính đến hết 6 tháng/2014, lượng gạo xuất khẩu là gần 3,3 triệu tấn, đạt trị giá đạt 1,47 tỷ USD, giảm 8,3% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
6 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng xuất khẩu đạt hơn 1,3 triệu tấn, có trị giá 576 triệu USD, tăng nhẹ 5,4% về lượng và 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, thị trường Trung Quốc chiếm 41,3% tổng lượng xuất khẩu gạo của cả nước. Đứng thứ hai là thị trường Philippin tiêu thụ 687 nghìn tấn, đạt trị giá gần 310 triệu USD, tăng 134,1% về lượng và 135,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, lượng gạo xuất khẩu sang Philippin chiếm 21% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Cà phê: Lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 6/2014 là hơn 108 nghìn tấn, trị giá đạt 238 triệu USD, giảm 21,3% về lượng và giảm 20,4% về trị giá so với tháng 05/2014. Tính đến hết 6 tháng/2014, lượng cà phê xuất khẩu của cả nước là 1,04 triệu tấn, trị giá hơn 2,13 tỷ USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 25,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu cà phê sang EU đạt gần 446 nghìn tấn, đạt kim ngạch 894 triệu USD, tăng 36% về lượng và 30,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 42,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam; tiếp theo là các thị trường Hoa Kỳ đạt gần 103 nghìn tấn, đạt 215 triệu USD, chiếm 9,8% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước; các thị trường khác như Nhật Bản chiếm 4,4 tổng lượng; Nga chiếm 2,7% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
Cao su: Tháng 6/2014, xuất khẩu nhóm hàng này là gần 94 nghìn tấn, đạt trị giá hơn 161 triệu USD, tăng 48,9% về lượng và tăng 38,8% về trị giá so với tháng 5/2014. Tính đến hết tháng 6/2014, tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước đạt gần 349 nghìn tấn có trị giá hơn 652 triệu USD, giảm 8,7% về lượng và 32,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu cao su trong 6 tháng đầu năm 2014 sang thị trường Trung Quốc đạt gần 139 nghìn tấn, trị giá gần 248 triệu USD, giảm 23,6% về lượng và giảm tới 42,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013, tuy nhiên Trung Quốc vẫn chiếm 39,8% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị trường như: Malaysia là gần 65 nghìn tấn, giảm 13,4%; Ấn Độ: gần 25 nghìn tấn, tăng 23,9%; Hàn Quốc: 15 nghìn tấn, giảm nhẹ 0,4%;… so với cùng kỳ năm 2013.
Hàng thuỷ sản: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 6/2014 đạt gần 641 triệu USD, giảm 3,7% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm lên gần 3,6 tỷ USD, tăng mạnh 22,7% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ đạt 805 triệu USD, tăng mạnh 41,3%; sang EU là 639 triệu USD, tăng 27,9%; sang Nhật Bản đạt 512 triệu USD, tăng 7,3% và sang Hàn Quốc là 283 triệu USD, tăng mạnh 51,3%... so với cùng kỳ năm 2013.
Dầu thô: Lượng xuất khẩu dầu thô trong tháng 6/2014 là 793 nghìn tấn, đạt trị giá là 718 triệu USD, giảm 32,8% về lượng và giảm 32,8% trị giá so với tháng 5/2014. Tính đến hết tháng 6/2014, lượng dầu thô xuất khẩu của nước ta là 4,6 triệu tấn, đạt kim ngạch kim ngạch đạt 4,03 tỷ USD, tăng 6,6% về lượng và tăng 9,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Dầu thô của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 chủ yếu được xuất khẩu sang Nhật Bản là gần 1,2 triệu tấn, có trị giá hơn 1,04 tỷ USD, giảm 5,9% về lượng và 2,8% về trị giá; sang Ôxtrâylia là hơn 1,1 triệu tấn, đạt trị giá hơn 989 triệu USD, tăng 38,9% về lượng và 44,4% về trị giá; đứng thứ 3 là thị trường Trung Quốc với 879 nghìn tấn, trị giá 766 triệu USD, tăng 178,1% về lượng và 190% về trị giá; sang Malaysia là 530 nghìn tấn có trị giá 472 triệu USD, giảm gần 24,9% về lượng và giảm 23,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Than đá: Trong tháng 6/2014, lượng xuất khẩu than đá là 646 nghìn tấn, đạt trị giá 48 triệu USD, tăng 18,3% về lượng và tăng 24,6% về trị giá so với tháng 5/2014. Trong 6 tháng đầu năm/2014, tổng lượng than xuất khẩu của cả nước là gần 4,6 triệu tấn đạt trị giá hơn 337 triệu USD, giảm mạnh 40,5% về lượng và 37,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Trong 6 tháng qua, Trung Quốc tuy vẫn là thị trường dẫn đầu trong tiêu thụ than đá từ Việt Nam với 2,97 triệu tấn có trị giá 177 triệu USD, nhưng đã giảm mạnh 52% về lượng và 51,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 64,7% tổng lượng xuất khẩu than đá của cả nước; xuất khẩu than đá sang thị trường Hàn Quốc là 602 nghìn tấn đạt trị giá 43 triệu USD, tăng 5,4% về lượng, tuy nhiên giảm 5% về trị giá; tiếp theo là thị trường Nhật Bản với 597 nghìn tấn, trị giá 70 triệu USD, tăng 0,9% về lượng nhưng giảm 12,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Điện thoại các loại và linh kiện: Trong tháng 6/2014, kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt hơn 1,58 tỷ USD, giảm 17,3% so tháng trước. Trong 6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này đạt gần 11,56 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2013. Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm đến 16,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014.
Các thị trường xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam trong 6 tháng/2014 là: EU đạt gần 4,19 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 36,2% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; tiếp theo là Tiểu vương quốc Ả Rập đạt hơn 1,92 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 16,6% tổng giá trị xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; sau đó là Hoa Kỳ đạt 734 triệu USD, tăng rất mạnh 457,5% so với cùng kỳ năm 2013; Inđônêxia đạt 422 triệu USD, tăng 58,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện trong tháng 6/2014 đạt 837 triệu USD, tăng 6,5% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2014 lên hơn 4,6 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013.
Các thị trường xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện chủ yếu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 như: Trung Quốc đạt 926 triệu USD, giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 20,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; EU đạt kim ngạch 849 triệu USD, giảm 18,7% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 18,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Hoa Kỳ đạt kim ngạch 753 triệu USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2013; Hồng Kông đạt kim ngạch 324 triệu USD, tăng mạnh tới 85,5% so với cùng kỳ năm 2013;...
Hàng dệt may: Xuất khẩu nhóm hàng dệt may trong tháng 6/2014 đạt hơn 1,89 tỷ USD, tăng 22,4% so với tháng trước, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng/2014 lên hơn 9,38 tỷ USD, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm 2013. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này chiếm 13,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 6 tháng đầu năm.
Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2014 như: Hoa Kỳ đạt hơn 4,57 tỷ USD, tăng 15,8%, thị trường này chiếm 48,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; thị trường EU đạt gần 1,49 tỷ USD, tăng 27,7% và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước; Nhật Bản đạt gần 1,17 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2013;…
Giày dép các loại: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6/2014 đạt 964 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng 5. Tính đến hết tháng 6/2014, xuất khẩu nhóm hàng giày dép đạt hơn 4,85 tỷ USD, tăng mạnh 22,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU đạt hơn 1,7 tỷ USD, tăng 23,1% và chiếm 35,1% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt gần 1,55 tỷ USD, tăng 22,1% và chiếm 31,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước; Nhật Bản đạt 256 triệu USD, tăng mạnh 42,5%; Trung Quốc đạt 232 triệu USD, tăng 38,1% so với cùng kỳ năm 2013;...
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 6/2014 là hơn 1,95 tỷ USD, tăng 4% so với tháng trước, nâng trị giá nhập khẩu trong 6 tháng/2014 lên gần 10,45 tỷ USD, tăng 21,7% so với 6 tháng/2013; trong đó khối FDI nhập khẩu 6,18 tỷ USD, tăng 24,9% và khối các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu 4,26 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2013…
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam trong 6 tháng qua với trị giá gần 3,62 tỷ USD, tăng 25,8%; tiếp theo là các thị trường: Nhật Bản gần 1,74 tỷ USD, tăng 23,3%; Hàn Quốc gần 1,49 tỷ USD, tăng 10%; thị trường EU là gần 1,31 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2013...
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Trị giá nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là gần 1,45 tỷ USD, tăng 10,9% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2014, cả nước nhập khẩu hơn 8,25 tỷ USD nhóm hàng này, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2013; trong đó nhập khẩu của khu vực FDI đạt hơn 7,54 tỷ USD, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 31,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Hàn Quốc tiếp tục là đối tác lớn nhất cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam với trị giá nhập khẩu là hơn 2,46 tỷ USD, giảm nhẹ 0,6%; tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc đạt gần 2,02 tỷ USD, giảm nhẹ 3,8%; Xing ga po đạt gần 1,11 tỷ USD, tăng 10%; Nhật Bản: 695 triệu USD, giảm 7,3%... so với cùng kỳ năm 2013.
Xăng dầu các loại: Lượng nhập khẩu trong tháng là 932 nghìn tấn, trị giá 896 triệu USD, tăng mạnh 29,7% về lượng và 34,7% về trị giá so với tháng 5/2014. Tính đến hết 6 tháng/2014, cả nước nhập khẩu gần 4,62 triệu tấn, đạt trị giá nhập khẩu hơn 4,36 tỷ USD, tăng 22,4% về lượng và 23,2% về trị giá, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Xing ga po với gần 1,5 triệu tấn, tăng 36,8%; Trung Quốc là 812 nghìn tấn, tăng 36%; Đài Loan là 772 nghìn tấn, tăng 32,3%; Hàn Quốc là 435 nghìn tấn, tăng 59,1% so với cùng kỳ năm 2013;...
Phân bón các loại: Lượng phân bón nhập khẩu trong tháng là hơn 411 nghìn tấn, có trị giá gần 128 triệu USD, tăng mạnh 42,5% về lượng và tăng 37,5% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2014, tổng lượng phân bón các loại nhập khẩu vào Việt Nam lên đến gần 1,86 triệu tấn, có trị giá hơn 585 triệu USD, giảm 7,2% về lượng và giảm 27,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam trong 6 tháng/2014 với hơn 905 nghìn tấn, tăng 9,2% và chiếm 48% tổng lượng phân bón cả nước nhập về; tiếp theo là Nga với 180 nghìn tấn, tăng mạnh 87,3%; Nhật Bản đạt 148 nghìn tấn, tăng 52,2% so với cùng kỳ năm 2013...
Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Trong tháng 6/2014, cả nước nhập khẩu gần 410 triệu USD, tăng 41,1% so với tháng trước. Tính đến hết 6 tháng/2014, cả nước nhập khẩu hơn 1,62 tỷ USD, tăng 9,1% so cùng kỳ năm/2013.
Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong 6 tháng qua chủ yếu từ các thị trường: Achentina: 532 triệu USD, tăng 52,3% và chiếm 32,8% tổng trị giá nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước; tiếp theo là Hoa Kỳ đạt 240 triệu USD, tăng 5,3%, và chiếm 18,8% tổng lượng nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; các thị trường như Trung Quốc đạt 117 triệu USD, tăng mạnh 131,7%; Italy đạt 112 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2013.
Vải các loại: Kim ngạch nhập khẩu trong tháng 6/2014 đạt gần 847 triệu USD, giảm 11,7% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2014 là hơn 4,59 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2013.
Việt Nam nhập khẩu vải chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2014 chủ yếu từ: Trung Quốc đạt hơn 2,25 tỷ USD, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu vải các loại của cả nước; Hàn Quốc đạt kim ngạch hơn 900 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 19,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này; các thị trường khác như: Đài Loan đạt kim ngạch hơn 694 triệu USD, tăng 15,9%; Nhật Bản đạt kim ngạch gần 263 triệu USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm 2013;...
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày: Trong tháng 6/2014 nhập khẩu 422 triệu USD, giảm 8,2% so với tháng trước, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong 6 tháng đầu năm 2014 lên mức gần 2,28 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy trong 6 tháng đầu năm/2014 chủ yếu cho Việt Nam như: Trung Quốc đạt kim ngạch 752 triệu USD, tăng 29,4% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm tới 33% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam; tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch 403 triệu USD, tăng 17,8% so với cung kỳ năm 2013, chiếm 17,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; các thị trường khác như: Đài Loan đạt kim ngạch 236 triệu USD, tăng 13,1%; Hoa kỳ đạt 126 triệu USD, tăng 49,9% so với cùng kỳ năm 2013;...
Ô tô nguyên chiếc: Lượng nhập khẩu trong tháng 6/2014 là 5,62 nghìn chiếc, tăng 19,9%; trị giá là 117 triệu USD, tăng 10,1% so với tháng trước.
Trong 6 tháng/2014, cả nước nhập về 25,77 nghìn chiếc ô tô nguyên chiếc các loại, trong đó lượng xe 9 chỗ ngồi trở xuống là 11,72 nghìn chiếc, tăng 31,2%; ô tô tải là 10,65 nghìn chiếc, tăng mạnh 55,9% và ô tô loại khác là 3 nghìn chiếc, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2013.
Hàn Quốc tiếp tục là thị trường chính cung cấp ô tô nguyên chiếc cho Việt Nam với 7,74 nghìn chiếc, giảm 8%. Tiếp theo là Thái Lan là 4,96 nghìn chiếc, tăng 50,5%; Trung Quốc là 4,63 nghìn chiếc, tăng mạnh 127%; Nhật Bản là 1,43 nghìn chiếc, tăng 66% so với cùng kỳ năm 2013.
Sắt thép các loại: Nhập khẩu sắt thép trong tháng 6 giảm mạnh với lượng nhập khẩu là 495 nghìn tấn, trị giá 364 triệu USD, giảm mạnh 66,4% về lượng (tương đương giảm 979 nghìn tấn) và giảm 61,2% về trị giá (tương đương giảm 574 triệu USD) so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 6/2014, lượng sắt thép cả nước nhập về là 5,04 triệu tấn, trị giá là đạt 3,4 tỷ USD, tăng nhẹ 3,5% về lượng, tuy nhiêm giảm 3,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 6 tháng qua từ Trung Quốc là 2,33 triệu tấn, tăng mạnh 31,2% và chiếm 46% tổng lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước; Nhật Bản là 1,11 triệu tấn, giảm 18,2%; Hàn Quốc đạt 632 nghìn tấn, giảm 10,5%; Ấn Độ đạt 2.463 nghìn tấn, tăng 67,3% so với cùng kỳ năm 2013.